Nước Mỹ vừa ban hành, công bố điều luật mới nhất về cấm nạo phá thai, và đã vấp phải nhiều chỉ trích từ chính nội bộ nước Mỹ. Thậm chí trong đó là các vụ biểu bình, những phát ngôn của một số bộ phận gây xôn xao dư luận. Hay sâu xa hơn là những vấn đề chính trị đến từ các ban ngành, hay cuộc đối đầu giữa 2 Đảng cầm quyền lớn nhất nước Mỹ.

Những cuộc biểu tình về từ khi công bố đạo luật phá thai tại Mỹ


Tại thủ đô Washington, tất cả những người biểu tình kéo tới tòa án tối cao của Mỹ và yêu cầu tòa án thay đổi, hủy bỏ toàn bộ điều luật này tại bang Texas. “Hãy hợp pháp hóa việc phá thai” là khẩu hiệu của một số đối tượng người tham gia biểu tình nhằm phản đối tại bang Texas. 


Ngoài ra bên ngoài thủ đô Washington thì có tới hơn 600 cuộc tuần hành và biểu tình nhằm chống lại bộ luật kể trên. Có thể thấy không chỉ trong một khu vực nhất định mà trên toàn nước Mỹ, có thấy sự đồng tình cao của đa số người dân về chống lại điều, phản đối điều luật trên.


Tại thời điểm diễn ra sự kiện biểu tình trên thì ông Alexis McGill Johnson, giám đốc của tổ chức hàng đầu về dịch vụ nạp phá thai lớn nhất nước Mỹ đã chỉ ra tính chất của những cuộc biểu tình là vi phạm quyền riêng tư của phụ nữ tại đây.


Điểm đặc biệt của những cuộc biểu tình là diễn ra trong bối cảnh cuộc đại dịch Covid-19 đang hoành hành nghiêm trọng tại Mỹ. Và thậm chí là trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 một năm, điều đó dẫn tới sự kiện này ảnh hưởng to lớn đến các phiếu cử tri và đại diện của các Đảng lãnh đạo tại Mỹ.


Tại bang Texas, đặc biệt là thành phố Austin là trung tâm của các vụ biểu tình, những vụ tranh luận được diễn ra. Theo ước tính của các đơn vị tổ chức thông báo có tới 35.000 người tham gia các cuộc biểu tình trên. Đáng nói hơn là có cả những nhân vật có tiếng nói và nổi tiếng trong giới chính trị như cựu chủ tịch Planned Parenthood Cecile Richards và thượng nghị sĩ bàng Texas Wendy Davis. Điều này cho thấy không chỉ đối tượng người dân tham gia mà điều luật này còn vấp phải những ý kiến từ chính những nhân vật chóp bu.


Tại thời điểm nóng của những cuộc biểu tình, một phát biểu của một người phụ nữ mang tên là Robin Horn thông báo với hãng Reuters đã trở thành một câu nói có sức nặng tới giới chính trị của quốc gia Mỹ “Dù tôi chưa bao giờ phải đối mặt với việc lựa chọn này nhưng chính phủ cũng như nam giới không có quyền ý kiến về thân thể của tôi.”


Theo thông tin của các ban ngành liên quan và thông tấn xã, đơn vị đứng sau của những cuộc biểu tình này chính là sự kiện thường niên Tuần hành Phụ nữ. Mà giám đốc chính là Rachel O’Leary Carmona, người trong quãng thời gian qua cũng thể hiện và có những phát biểu đáng chú ý.

Những phản đối đối với quy định, điều luật nạo phá thai hà khắc


Cụ thể bộ luật này đã có những quy định như cấm nạo phá thai khi thai đã có tim (khoảng 6 tuần tuổi), điều đặc biệt và vô lý là điều luật này áp dụng cho tất cả các trường hợp mang thai dù là ngoài ý muốn, thậm chí là các trường hợp cưỡng hiếp, loạn luân. Bên cạnh đó những công ty, nhà cung cấp dịch vụ nạo phá thai sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, người dân có thể khởi kiện hành vi của những nhà cung cấp dịch vụ này. Con số người thắng kiện có thể được nhận lên tới 10.000 USD.


Đối với tầng lớp phụ nữ có thu nhập thấp, hay những phụ nữ da màu thì điều luật này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu cuộc sống của họ. Thậm chí vì điều luật này còn khiến các đối tượng trên phải sang những khu vực khác để nạo phá thai hay tìm tới những cơ sở phá thai chui, thậm chí là tự sử dụng các thuốc phá thai đầy nguy hiểm với cơ thể con người.


Joe Biden - Tổng thống hiện nay của Hoa Kỳ cũng không khỏi tránh được những tranh cãi khi đưa ra phát ngôn, luận điểm rõ ràng là phản đối lại điều luật được cho là hà khắc trong thời điểm hiện tại “Đạo luật hà khắc này của Texas vi phạm quyền hiến pháp được thiết lập từ vụ kiện Roe V. Wade được coi là án lệ trong gần nửa thế kỷ qua”. Lời nói của ông Joe Biden không phải không có căn cứ, vì vào năm 1973, chính tòa án tối cao Mỹ đưa ra hiến pháp bảo vệ quyền tự do của phụ nữ mang thai và có thể lựa chọn quyền phá thai mà không bị can thiệp nhiều bởi chính phủ. Bên cạnh đó, ông Biden cũng đã quả quyết và nhấn mạnh sẽ bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ Mỹ khỏi những điều luật hà khắc trên.


Chưa dừng lại ở đó, một nhân vật trong giới chóp bu của chính trị Mỹ là Kamala Harris cũng đã có những tuyên bố về phản đối luật cấm phá thai. Hay bà Hillary Clinton cũng đã có những chỉ trích đối với Tòa án tối cao không có những hành động nhất định để ngăn chặn đạo luật hà khắc. Bộ Tư Pháp của Mỹ còn kiện giới chính quyền của băng Texas cho rằng đây là điều luật “bất chấp hiến pháp”


Còn đối với bộ phận dư luận, dĩ nhiên đạo luật này gặp phải những chỉ trích và những phản ứng dữ dội từ nhiều phía. Theo liên hợp quốc, đạo luật này đã vi phạm luật quốc tế khi ngăn cấm người phụ nữ kiểm soát cơ thể của chính mình, thậm chí có thể gây ra những nguy hiểm tới cơ thể của phụ nữ.


Điều này hoàn toàn có căn cứ vì khi ngăn cấm các dịch vụ nạo phá thai chính thống, những cơ sở nạo phá thai chui sẽ xuất hiện. Khi sử dụng các dịch vụ nạo phá thai chui thì rất dễ sẽ dẫn tới những trường hợp như nguy hiểm đến cơ thể thai phụ, hay thậm chí có thể để lại những hậu quả không lường trước được, dễ dẫn tới tử vong.

Quyết định đạo luật hà khắc và thấy gì trong nước Mỹ


Đối với các bên liên quan và ủng hộ điều luật hà khắc này đưa ra những quan điểm cho rằng các mô bào thai cũng là con người và cần được đối xử bình đẳng như quyền của con người.


Với chiều ngược lại thì các bộ phận không ủng hộ điều luật phá thai hà khắc này chỉ ra những quan điểm tới những trường hợp mang thai ngoài ý muốn (loạn luân, cưỡng hiếp). Hay những trường hợp có thể thai nhi được phỏng đoán mang những mầm bệnh nguy hiểm, không đảm bảo được sức khỏe sau sinh.


Với những tiêu chí và vụ việc trên đã cho thấy sự khúc mắc, vấp phải tranh cãi từ chính nội bộ và các bộ phận liên quan. Không đơn thuần chỉ là những bộ phận, những người dân khác nhau, mà thậm chí những tranh cãi, những bất đồng còn xuất hiện trong cả giới chính quyền chóp bu của quốc gia Mỹ.


Điều này dẫn tới những sức ép đáng kể lên chính quyền, tòa án tối cao của Mỹ và trong thời gian tới, có thể sẽ phải xem xét thay đổi hoặc thậm chí xóa bỏ đạo luật vừa ban hành về phá thai trong thời gian qua. 


Nếu như chính phủ tối cao của Hoa Kỳ xem xét lại phán quyết của tòa dưới sẽ tổ chức lại một cuộc họp giao ban, bàn giao pháp lý đầy đủ, tranh luận bằng miệng và đưa ra phán quyết vào khoảng thời gian tới. Đó cũng chính là thời điểm và cũng chính là công cụ để đảo ngược lại tiền lệ bộ luật Roe V Wade bảo vệ quyền phá thai trong 3 tháng đầu khi mang thai. 

Ảnh hưởng tiêu cực của luật phá thai tại Mỹ và so sánh với Việt Nam


Việc áp dụng luật phá thai hà khắc trong thời gian qua đã gây ra nhiều tranh cãi tại đất nước Mỹ. Không đơn thuần chỉ là việc đạo luật được đưa ra, mà bên cạnh đó còn thể hiện, bộc lộ được hạn chế về nhiều mặt của thể chế chính trị tại Mỹ.


Đỉnh điểm là sự đối lập về các phát ngôn giữa 2 Đảng quan trọng và chủ chốt tại Mỹ là Dân chủ và Cộng hòa. Mặc dù không đưa ra quan điểm rõ ràng đối lập nhau, tuy nhiên dường như là nhờ vào vụ việc đã xảy ra 2 Đảng này đã cố tình có những động thái có thể nói là kích động lẫn nhau.


Bộ  máy luật pháp và tư pháp của Mỹ trong sự kiện này đã được 2 Đảng tận dụng làm công cụ chính để thực hiện những mục đích sâu xa hơn, nằm ngoài phạm vi của sự kiện trên. Dĩ nhiên, những hành vi này của 2 Đảng sẽ được chứng kiến của nhiều bộ ngành liên quan, qua đó đưa ra những đánh giá lớn về bản chất của 2 Đảng. Mà đặc biệt quan trọng chính là người dân nước Mỹ. Ảnh hưởng lớn tới lòng tin lẫn suy nghĩ, thái độ của người dân đối với 2 Đảng trên, thậm chí là tới thể chế pháp trị.


Tại Việt Nam, dĩ nhiên sẽ không có những bộ luật hà khắc như vậy được ban hành. Đơn giản là vì Đảng Cộng sản và chế độ XHCN hoạt động dựa theo mưu cầu ý dân. Những ý kiến, mong muốn của người dân sẽ được thông qua, trưng cầu và dựa vào đó để đưa ra những thể chế để quản lý đất nước.


Không những thế, với tính chất thể chế chính trị hoàn toàn khác biệt cho tới cách xây dựng bộ máy Xã hội chủ nghĩa thì Việt Nam sẽ là một trong các đất nước phản đối quốc gia Hoa Kỳ với đạo luật đã được ban hành ở trên. Thực chất phá thai không phải là xấu, phá thai cũng không hẳn là tốt, tuy nhiên một và trường hợp, tùy vào điều kiện mỗi bản thân thì việc phá thai là điều khả dĩ. Và thông qua đó, Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ rút ra được bài học sâu sắc về quyết định ban hành đạo luật của đất nước Hoa Kỳ.


Đó chính là điểm khác biệt giữa cách quản lý của Việt Nam và đất nước Mỹ. Rõ ràng không thể ban hành những điều luật và buộc người dân phải tuân theo. Còn đối với Việt Nam, dựa vào bản chất vốn có chắc chắn sẽ thực hiện thắng lợi, tự do giàu mạnh, đoàn kết và chắc chắn.