Tiền sản giật là một dạng bệnh nặng của sản phụ, nó có liên quan đến những bất thường của sự tự điều chỉnh tuần hoàn não và tăng nguy cơ đột quỵ khi chỉ số huyết áp gần như bình thường. Có khoảng 5-10% phụ nữ có thai bị tiền sản giật



Một vài nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của tiền sản giật có thể là do một khuyết tật ở nhau thai gây ra làm giảm lượng máu và chất dinh dưỡng truyền cho thai nhi khiến thai nhi kém phát triển



Đây là một dạng dạng bệnh nghiêm trọng có thể phát sinh sau tuần 28 của thai kỳ và có khả năng gây tử vong cho cả mẹ lẫn bé.



Biểu hiện tiền sản giật:
Biểu hiện ban đầu của tiền sản giật thông thường là mắt cá chân sưng to, đau đầu, mờ mắt, đau bụng, nôn ói.



T


heo dõi huyết áp trong suốt thai kỳ là một trong những cách dự đoán và kiểm soát tiền sản giật tốt nhất. Ảnh: Inmagine.



Rối loạn tăng huyết áp, rối loạn đạm trong nước tiểu và các chức năng của hệ thần kinh như: nhức đầu, co giật, hôn mê, nhìn mọi thứ nhòa đi. Triệu chứng chắc chắn nhất để khẳng định có bị tiền sản giật hay không chính là đo lượng đạm trong nước tiểu.



- Thể sản giật nhẹ
:
hàm lượng đạm trong nước tiểu khoảng 1-2g, phù nhiều, tăng thêm 3-5kg, đi tiểu khó và ít, huyết áp tăng 170/100mmHg và hơi nhức đầu. Trường hợp nhẹ có thể điều trị với thuốc làm giảm huyết áp, an thần và nhập viện để nghỉ ngơi, theo dõi nước tiểu và kiểm tra huyết áp cho thai phụ.



- Thể sản giật nặng
: Hàm lượng đạm trong nước tiểu từ 2-3g hay cao hơn, phù nhiều, thai phụ tăng lên trên 10 kg, huyết áp tăng cao đột biến, có khi đến 190/100 mmHg, tiểu ít, nhức đầu nhiều nhưng uống thuốc gì cũng không đỡ, mờ mắt, phù võng mạc hay xuất huyết võng mạc; toàn thân mệt mỏi, hốt hoảng, phờ phạc…rồi hôn mê sâu và có thể tử vong.



Hậu quả của tiền sản giật là tổn thương nội mô của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu lượng đạm trong nước tiểu cao hơn 5g/24 giờ, thiểu niệu hay suy thận, phù phổi, tổn thương tế bào gan, giảm tiểu cầu dưới 1000.000/microlit hay đông máu nội mạch lan tỏa; có biểu hiện của hội chứng HELLP (biến chứng sản khoa nặng) bao gồm: tan huyết, men gan tăng, tiểu cầu thấp là một dạng đặc biệt của tiền sản giật nặng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh và tử vong của tiền sản giật.



Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tiền sản giật và dưới đây là những nguyên nhân cơ bản.



Nhiễm độc thai nghén,


Tăng huyết áp


Có tiền sử bệnh thận hoặc bệnh thận mạn tính


Rối loạn tâm thần và nội tiết


Sinh con so, sinh đôi và đa thai


Bệnh tiểu đường


Tiền sử đã mắc tiền sản giật, thai phụ cao tuổi (trên 35) hoặc quá trẻ (dưới 20)


Béo phì, đột biến do yếu tố V Leiden, gen angiotensinogen T235, hội chứng kháng thể kháng phospholipids…


Xử trí tiền sản giật





Trong trường hợp nghi ngờ hoặc chẩn đoán tiền sản giật, mẹ cần nhập viện ngay để theo dõi và xử trí. Ảnh: Gettyimages.



- Việc chăm sóc tiền sản giúp phát hiện sớm tiền sản giật, vì vậy không nên bỏ bất kỳ một cuộc hẹn khám thai nào.



- Thử nước tiểu 2 tuần một lần của tuần thứ 28 và đều đặn hàng tuần từ tuần thứ 36 trở đi.



- Có thể tự đo huyết áp cho bản thân nếu nhà có dụng cụ đo huyết áp.



- Nên ăn nhạt và nghỉ ngơi. Khám thai định kỳ để kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và sự phát triển của thai.



- Nếu là tiền sản giật nặng bạn phải bỏ thai ngay cả khi thai còn non tháng để tránh nguy cơ, biến chứng cho mẹ. Nếu phát hiện muộn có thể dẫn đến co giật trong lúc thai nghén gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai.



- Một điều mà các bà mẹ thường lo lắng là có bị tiền sản giật cho lần mang thai tiếp theo hay không? Không ai có thể chắc chắn được điều này nhưng các bằng chứng khoa học đều cho thấy là không. Hãy giữ cho tinh thần được thoải mái, tươi vui, một thể lực khỏe mạnh để chuẩn bị cho lần vượt cạn kế tiếp.