Câu hỏi nhiều chị em hay trăn trở trong quá trình mang thai là ăn gì để vào con không vào mẹ mà vẫn đủ dinh dưỡng, bảo đảm sức khỏe tốt. Tùy từng giai đoạn, thai nhi sẽ cần cung cấp những dưỡng chất khác nhau để phát triển. Cùng Ngũ Cốc Mẹ Mít khám phá bí quyết ăn gì để vào con không vào mẹ qua bài viết sau.hình ảnh

Luôn chú trọng bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày đối với tất cả mọi người, kể cả mẹ bầu. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu trong giai đoạn đầu và cuối thường hay mệt mỏi, muốn bỏ bữa sáng để hạn chế cơn nghén hoặc sợ tăng cân – đây là quan niệm rất sai lầm.

Qua 1 đêm dài, cả mẹ và thai nhi đều đã bị hụt một lượng lớn năng lượng, vì vậy việc ăn sáng sẽ cung cấp lại cho mẹ và con năng lượng cho ngày mới.

Việc ăn sáng thường sẽ không gây tăng cân, ngược lại sẽ giúp mẹ tỉnh táo, đủ năng lượng cho 1 ngày dài hoạt động.

Các thực phẩm thường dùng cho bữa sáng: ngũ cốc, sữa, trứng, các thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt heo, các thực hẩm chế biến từ đậu nành, các loại hạt…

Chia khẩu phần ăn một cách khoa học

Mẹ bầu có thể lập một danh sách ghi chú để sắp xếp các bữa của mình một cách khoa học hơn để ăn vào con không vào mẹ. Trong mỗi thực đơn đều có chia định lượng sẵn, đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm, cung cấp đủ dưỡng cahats cần thiết trong từng quá trình thai kỳ.

Cách chia nhóm như sau:

  • 50% rau củ quả
  • 25% đạm (thịt, cá, trứng…)
  • 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún, khoai…)

Linh hoạt đổi món, đa dạng thực phẩm để mẹ và bé nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Có thể có vài món mẹ không thích ăn, nhưng nếu cần thiết cho bé thì mẹ cũng nên đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Tránh ăn đồ ngọt, đồ ăn nhanh quá nhiều

Sự tiện lợi ngày nay giúp chúng ta tiếp cận với các món ăn làm sẵn rất nhanh, tuy nhiên sẽ có rất nhiều món không phù hợp với mẹ bầu trong thai kỳ.

Các mẹ nên ưu tiên các món đồ luộc, hấp, các thực đơn healthy để vừa ăn no mà không sợ tăng cân, lại đảm bảo dinh dưỡng.

Các bữa phụ mẹ bầu có thể chọn ăn các loại hạt, đậu, sữa chua, nước ép, các loại bánh ít calo, bánh healthy, tránh các đồ ngọt, nước uống có gas nước uống có cồn.

Việc ăn uống khoa học sẽ giúp mẹ có thể trạng tốt, em bé hấp thu dinh dưỡng được tối đa, mẹ lại không tăng cân quá nhiều và dễ dàng lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Đồng thời còn tránh được các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tim mạch, tiền sản giật…

hình ảnh

Chia nhỏ các bữa ăn

Thay vì ăn ngày 3 bữa chính, mẹ bầu có thể chia thành 5-6 bữa ăn trong một ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, đồng thời giảm nguy cơ tích tụ mỡ thừa.

Luôn uống đủ nước

Mẹ bầu nên uống từ 2.5L – 3L nước bao gồm nước lọc, nước ép, sữa, canh… để cung cấp đủ nước cho cơ thể và nước ối cho em bé.

Việc uống đủ nước sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, hạn chế báo tón thai kỳ. Đồng thời giúp duy trì cân nặng ổn định cho mẹ, luôn tạo cảm giác no.

Tập thể thao đều đặn và phù hợp

Lựa chọn một vài bài tập nhẹ nhàng phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu thêm khỏe mạnh, hạn chế tăng cân. Ngoài ra còn giúp giải tỏa căng thẳng, giúp ngủ ngon.

Mẹ bầu nên giữ được thói quen tập luyện đều đặn để giữ được vóc dáng thon gọn và dễ về dáng sau khi sinh.

hình ảnh

Bỏ suy nghĩ ăn cho cả hai

Cân nặng của em bé phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn của người mẹ. Mỗi giai đoạn thai kỳ, em bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau để phát triển được tốt hơn. Vì vậy mẹ bầu ăn gấp đôi nhu cầu chưa hẳn là tốt, mà phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn, bổ sung đúng chất cần thiết thì chất dinh dưỡng sẽ vào con không vào mẹ.

Chế độ ăn của mẹ bầu để vào con không vào mẹ từng giai đoạn thai kỳ

Ba tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu giai đoạn đầu thai kỳ ăn gì để vào con không vào mẹ?

Giai đoạn này hầu như các mẹ bầu đều bị thiếu dinh dưỡng do hay gặp các tình trạng ốm nghén, mệt mỏi dẫn đến không muốn ăn.

Các mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ tinh bột, protein, vitamin. Đặc biệt là axit folic đủ 600microgram mỗi ngày, nên bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, các mẹ bầu chỉ cần chịu khó ăn uống, không dùng các loại đồ uống có cồn, gas, đồ ăn nhanh, đồ vặt quá ngọt.

Một số thực phẩm gợi ý và liều lượng cần bổ sung:

  • Trứng: 3 – 4 quả/tuần
  • Sữa bầu bổ sung GA và DHA: 2 – 3 ly sữa/ngày
  • Thịt nạc: Thịt gà, thịt lợn, thịt bò. Luân phiên 2 – 3 bữa mỗi tuần. Ngoài ra, mẹ có thể đa dạng khẩu phần ăn hàng ngày bằng cách thay thế các loại hải sản như cua, ghẹ, ngao, trùng trục, trai,…
  • Cá hồi: Mỗi tuần 2 – 3 bữa. Mẹ có thể nấu cháo hoặc áp chảo
  • Các loại rau xanh: Mẹ nên ăn rau xanh trong mỗi bữa ăn để ngăn ngừa nguy cơ táo bón
  • Ngũ cốc nguyên cám: Mẹ có thể sử dụng các loại hạt đã được xay mịn, vừa pha uống tiện lợi lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa
hình ảnhCác loại hạt dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng vào thai nhi

Ba tháng giữa thai kỳ

Thời gian này để ăn vào con không vào mẹ, các mẹ bầu nên bổ sung các món như sữa, các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, các loại hạt dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Đồng thời bữa ăn chính đảm bảo đầy đủ rau xanh, thịt cá theo khẩu phần tham khảo ở trên. Nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, sắt và bổ sung vitamin tổng hợp.

Ba tháng cuối thai kỳ

Giai đoạn này thai nhi có dấu hiệu tăng cân nhanh, mẹ có thể bổ sung thêm sữa dinh dưỡng, ngũ cốc, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước để hạn chế phù nề.

Các thực phẩm gợi ý:

  • Các loại đậu
  • Rau xanh
  • Trứng vịt lộn
  • Trứng gà
  • Ngũ cốc, bánh health, ít đường.

Lời kết

Qua bài viết trên các mẹ cũng đã nắm rõ những tiêu chí ăn uống để trong quá trình thai gì mình ăn gì vào con không vào mẹ, để mẹ không tăng cân và con lại nhận được đầy đủ dưỡng chất. Ngũ Cốc Mẹ Mít chúc bạn luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ!