Mình mang thai tập 2..vẫn còn bỡ ngỡ nhiều lắm các Mẹ ơi! Cứ nghĩ tập 1 ốm nghén vật vã rồi tập 2 sẽ hết..ai dè..te tua đến giờ vẫn chưa bớt...Bữa còn phải vào BV cấp cứu luôn cơ..Chia sẻ để các Bầu nhất là tập 1 chưa có kinh nghiệm (chứ như mình tập 2 mà cứ như mới ấy này)...mình có 2/5 dấu hiệu dưới đây mà cứ kệ cho qua...đến khi bị xỉu ở cơ quan đc chuyển vào BV và nằm ngót nửa tháng mình mới thấy sợ..ớn....và mong các mẹ đừng chủ quan như mình nhé! Mình bị nôn nhiều và đau lưng, đau bụng nhưng mình chủ quan cứ nghĩ...do nghén...và sẽ hết thôi!..Ai dè...vào BV BS la quá trời, nằm BV hết 2 tuần luôn cơ..huhu


5 dấu hiệu bất thường ở thai phụ
Khi mang thai, chị em cần theo dõi những bất thường của cơ thể để thăm khám kịp thời tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con.



Dưới đây là 5 dấu hiệu chứng tỏ bà bầu đang gặp nguy hiểm, bạn cần đến khám bác sỹ ngay để được điều trị đúng cách:



Bất thường ở âm đạo



Tháng đầu của thai nghén có thể có chút ít máu, nếu không thấy có triệu chứng gì khác thì đó là hiện tượng bình thường nhưng nếu âm đạo chảy máu đỏ tươi (thấm được băng vệ sinh hoặc ra chất như nước) cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.



Đau lưng, đau bụng



Trong quá trình mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ người mẹ thường bị đau lưng, tức bụng (hơi đau bụng) có thể do quá trình thai nhi phát triển đạp khiến người mẹ khó chịu nhưng nếu thai phụ đau bụng từng cơn, kèm theo mỏi lưng, nhất là có hiện tượng chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu báo trước của sảy thai hoặc sinh non, rau tiền đạo… cần nhập viện sớm để được bác sĩ khám và xử trí kịp thời.



Cảm sốt quá 3 ngày



Nếu thai phụ bị cảm sốt như: người nhức mỏi, ngào ngạt, không sốt hoặc sốt nhẹ.. thì cần nghỉ ngơi bổ sung nhiều vitamin C, ăn cháo giải cảm. Nhưng nếu sốt trên 38 độ C hoặc sốt sang ngày thứ 3 thì cần đến bệnh viện khám.



Nôn nhiều lần



Thông thường ở thời kỳ đầu của thai nghén nhiều thai phụ hay nôn do nghén. Nếu tình trạng nôn ít, thưa thì có thể dần hết khi thai nhi phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, nếu nôn mửa nhiều lần và có tính liên tục, ăn vào thứ gì nôn ra thứ ấy, thậm chí kể cả nước uống thì có thể dẫn tới mất nước và điện giải, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, cần đi khám và điều trị ngay.



Khó thở, thở ngắn



Cuối kỳ mang thai, nếu làm việc nặng, thai phụ thường có cảm giác thở ngắn, hụt hơi. Phần nhiều đó là hiện tượng bình thường, nhưng nếu hoạt động nhẹ hoặc ở trạng thái nghỉ ngơi cũng bị thở ngắn rõ rệt hoặc tim đập mạnh khó thở đến mức không nằm được thì có thể nghĩ đến bệnh tim, cần phải khám và điều trị sớm.


Nguồn: từ Bầu!