3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh nhất. Vì vậy, một chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối ăn gì giúp mẹ có một sức khỏe tốt, chuẩn bị cho hành trình vượt cạn cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh sau này.
Không còn những cơn ốm nghén như tam cá nguyệt đầu tiên. Đến tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu có thể thoải mái ăn tất cả những gì mình thích. Tuy nhiên, vì 3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi có sự biến chuyển “vượt bậc”. Nên dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung đủ các dưỡng chất quan trọng sau:
1. Chất đạm (Protein)
Đây là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nhờ chất đạm, cơ thể bé cưng sẽ trở nên cứng cáp hơn. Không chỉ vậy, bổ sung chất đạm còn giúp mẹ gia tăng “sản lượng sữa” cho hành trình nuôi con sắp tới.
Mẹ bầu nên ăn gì:
– Tăng cường sữa tươi không đường từ 2-3 cốc/ngày.
– Trứng luộc
– Các loại hải sản và cá tươi từ 2-3 lần/tuần
– Các loại thịt trắng như gà, cá cũng cung cấp đạm rất dồi dào.
2. Chất béo
Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì? Tất nhiên là không thể thiếu nguồn dinh dưỡng từ các loại chất béo. Theo các chuyên gia, 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn hệ thần kinh của thai nhi phát triển nhanh nhất. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tăng cường bổ sung các loại chất béo tốt cho cơ thể như dầu ôliu, các loại hạt…
Mẹ bầu nên ăn gì:
– Sử dụng dầu ô-liu, dầu vừng, hướng dương trong chế biến đồ ăn.
– Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, … cho bữa phụ.
– Cá biển sâu, đặc biệt là cá hồi.
– Tăng cường ăn cháo mè đen hoặc chè mè đen.
3. Tinh bột
Đây là nguồn năng lượng cho hầu hết các hoạt động trong cơ thể mẹ bầu. Hơn nữa, theo các chuyên gia, tinh bột cũng là nguồn năng lượng duy nhất có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều chất bột đường dạng đơn giản lại có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Dẫn đến một số vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên cân đối chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối của mình.
Mẹ bầu nên ăn gì:
– Khoai lang
– Bột ngũ cốc
– Cơm gạo lức
– Bánh mì nguyên cám
4. Canxi
Canxi luôn được các mẹ quan tâm vì tầm quan trọng của nó trong sự hình thành xương và răng của thai nhi. Can-xi là dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối. Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ lượng can-xi cần thiết, em bé có thể “hút” can-xi từ cơ thể mẹ. Dẫn đến mẹ có nguy cơ loãng xương sau sinh.
Mẹ bầu nên ăn gì:
– Các loại tôm, cua cá nhỏ vừa giàu canxi lại dễ chế biến.
– Nước cam một ly nhỏ mỗi ngày
– Sữa tươi không đường 2 cốc/ngày
– Sữa chua
– Các loại rau xanh như rau chân vịt, súp lơ, cải xanh, v.v.
5. Sắt
Bổ sung sắt khi mang thai giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng phổ biến ở hầu hết phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu nên ăn gì:
– Thịt bò
– Bí ngô
– Chuối
– Mía (nên uống nước mía từ 2-3 lần/tuần)
– Quả chà là khô
– Các loại đậu đỗ
6. Thực phẩm giàu vitamin C, B6 và B12
Cơ thể cần các vitamin để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ và bé. Những vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển khỏe mạnh của cơ. Ngoài ra còn ngăn ngừa táo bón là khá phổ biến ở giai đoạn này. Trái cây có múi, chuối, cà rốt, đậu quả thận, ngũ cốc nguyên hạt và hạt hạnh nhân giàu các vitamin này.
Mẹ bầu nên ăn gì:
– Cam, quýt, bưởi
– Cà rốt
– Ngũ cốc nguyên hạt
– Hạnh nhân
– Đậu hũ
– Nước dừa
7. Nước
Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết. Đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và hạn chế nguy cơ táo bón khi mang thai.
8. Thực phẩm giàu magiê
Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết. Giúp cơ thể hấp thụ canxi và sửa chữa các mô bị hỏng. Magiê giúp mẹ bầu thư giãn cơ, làm giảm nguy cơ sinh non và làm dịu chứng co thắt. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu dùng 350- 400mg magiê mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Các nguồn magiê tốt nhất là các loại hạt như hạt hạnh nhân và hạt bí đỏ, các loại đậu đặc biệt là đậu đen, yến mạch, bơ và atisô.