Thật là tuyệt nếu mẹ biết được mình mang thai theo những cách đơn giản trước khi đến bác sĩ kiểm tra. Đây là 16 dấu hiệu mang thai sớm mà các mẹ cần phải biết.




Một số phụ nữ nghiệm thấy một, hai dấu hiệu, có người nhiều hơn. Nếu mẹ nào đang băn khoăn không biết mình đã có em bé hay chưa thì hãy cùng xem qua 16 dấu hiệu mang thai sớm dưới đây nhé.





1. Nhiệt độ cơ thể tăng lên


Thường khi trứng rụng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên một chút và kéo dài mức đó tới khi bạn gặp kinh nguyệt. Nếu trong khoảng 2 tuần lễ mà cơ nhiệt vẫn không giảm thì có khả năng bạn đã mang thai. Nếu không mang thai, nhiệt độ cơ thể sẽ trở lại bình thường.



2. Trễ kinh/ Mất kinh


Một trong những dấu hiệu mang thai chu kì kinh nguyệt không xuất hiện. Ngoài có em bé ra thì còn một số lý do khiến ngày “đèn đỏ” bị trễ như căng thẳng quá nhiều, mắc bệnh hay do vừa trải qua phẫu thuật. Một số phụ nữ vẫn có thể có kinh trong khi mang thai trong vài tháng hoặc chảy máu một chút trong suốt thai kì.



3. Ốm nghén


Đừng bao giờ nghĩ rằng ốm nghén chỉ xuất hiện vào sáng sớm. Hiện tượng này sẽ diễn ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhất là khi bạn chuẩn bị ăn món gì đấy. Dù có nghén như thế nào đi nữa thì hãy cố gắng ăn uống đủ chất để tránh tuột đường huyết trong cơ thể.


Gừng và châm cứu là phương pháp hiệu quả giúp giảm nghén, tuy không phải đối với tất cả mọi mẹ bầu. Hiện tượng này thường sẽ bớt đi sau 3 tháng đầu mang thai nhưng đôi khi sẽ kéo dài đến những tháng tiếp theo hay toàn bộ thai kì.



4. Có sự thay đổi ở phần ngực


Vào thời kì mới có thai, bạn có thể nhận ra những thay đổi sau ở phần ngực như:


Đầu ngực có thể bị mềm và nhạy cảm hơn.


Đầu ngực có thể bị sưng đau hoặc nổi các vết sần.


Dễ thấy đau khi chạm vào.


Quần và núm vú sậm màu hơn.



5. Xuất hiện dịch nhầy nhiều hơn ở cổ tử cung


Việc thay đổi của hóc-môn progesterone khi mang thai khiến tử cung bạn tiết dịch nhầy nhiều hơn. Nếu dịch nhầy âm đạo quá nhiều, bạn có thể sử dụng một lớp lót ở quần.



6. Hay thấy mệt mỏi


Khi mới bắt đầu mang thai, sự trao đổi chất của bạn sẽ diễn ra nhiều hơn để hỗ trợ thai nhi, điều này khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn, từ đó trở nên dễ mệt mỏi hơn. Ngoài ra lượng hóc-môn progesterone tăng cao lúc này còn có tác dụng an thần. Nếu thấy buồn ngủ hay uể oải, hãy nghỉ ngơi vì cơ thể bạn thật sự cần điều đó đấy.



7. Đi tiểu nhiều hơn


Đây cũng là dấu hiệu mang thai phổ biến cho thấy bạn đã có tin vui. Bạn sẽ thấy số lần đi vệ sinh lắt nhắt nhiều hơn bình thường ngay sau khi thụ thai 1 tuần. Đó là vì phôi thai đã sản sinh ra các hóc-môn hCG khiến lượng máu ở vùng xương chậu tăng lên, đồng thời tạo lực đến bàng quang nhiều hơn. Triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong 3 tháng cuối thai kì khi lúc này em bé đã di chuyển xuống vùng xương chậu.



8. Bị chuột rút


Đối với những mẹ đang mang thai, chuột rút có thể là dấu hiệu nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên ngay cả khi không mang thai, tử cung vẫn có thể có những đợt co rút. Khi mang thai, do thai nhi tác động nhiều lên tử cung nên hiện tượng chuột rút sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Nếu đi kèm với chảy máu thì cần đến bác sĩ ngay để xem xét coi đó có phải sẩy thai hay không.



9. Xuất hiện các đốm máu


Sau khoảng 8-10 ngày khi trứng rụng trong chu kì kinh nguyệt, bạn có thể thấy mình có những đốm máu, thường có màu hồng nhạt, không có màu như trong ngày “đèn đỏ” bình thường. Đây là dấu hiệu không có gì đáng ngại. Tuy nhiên nếu bị chảy máu trong thời gian mang thai thì nên đi khám bác sĩ sớm.



10. Táo bón


Đây là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến. Một số hóc-môn sẽ tăng cao khi bắt đầu có em bé và gây ảnh hưởng đến đường ruột của bạn với mục đích mở rộng tử cung. Nếu cần, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc chữa táo bón trong thai kì.



11. Nhạy cảm với mùi hương


Nếu thấy buồn nôn khi ngửi thấy một mùi nào đấy thì có lẽ bạn đã có mang rồi đấy. Bình thường sẽ không cảm nhận được mùi hương đó đâu, do việc mang thai đã khiến khứu giác bạn trở nên mẫn cảm hơn. Thường thì phụ nữ mang thai sẽ hay khó chịu trước mùi đồ ăn.



12. Nghẹt mũi/ Cảm lạnh


Khi có thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ sẽ bị ức chế lại do các hóc-môn và kháng thể từ thai nhi. Sự thay đổi nội tiết tố thời gian này cũng khiến bạn dễ cảm lạnh và bị nghẹt mũi.



13. Nổi mụn


Trong những ngày đầu của thai kì, bạn sẽ thấy mình nổi mụn nhiều hơn. Đừng quá lo, triệu chứng này sẽ giảm bớt đi khi lượng hóc-môn cơ thể ổn định lại sau đó. Nên nhớ là đừng nặn mụn để tránh gây sẹo hay lây lan vi khuẩn.



14. Thèm ăn/ Thay đổi vị giác


Mức hóc-môn tăng cao khi có thai có thể tác động lên tuyến nước bọt, tạo cho bạn cảm giác thèm ăn món nào đó. Thông thường sẽ thèm thực phẩm nào đó, nhưng cũng có người thèm kem đánh răng, có người lại muốn ăn cả phấn hay đất, những thứ không ăn được – đây được gọi là tình trạng pica.


Hãy đi kiển tra nếu gặp trường hợp này ví có thể cơ thể bạn đang bị thiếu sắt hay kẽm hoặc thiếu loại vitamin, khoáng chất nào đó. Thời kì đầu này cũng là lúc thích hợp cho bạn dùng vitamin tổng hợp. Nếu hay thèm ăn những món giàu chất béo hay ít dinh dưỡng, hãy cố gắng tìm những món khác thay thế.



15. Âm đạo thay đổi màu sắc


Trừ khi thường xuyên quan sát kĩ thì khá khó để nhận ra dấu hiệu này. Do lượng máu tăng lên ở vùng xương chậu khi có thai, âm đạo bạn sẽ có màu sậm hơn bình thường.



16. Tính tình nhạy cảm hơn


Bạn sẽ dễ khóc hơn, hay cáu gắt hay thường thấy buồn bã. Mang thai khiến tâm trạng, tính cách phụ nữ dễ bị xúc động và khủng hoảng hơn như một phản ứng tự nhiên của việc bảo vệ con mình.