Tương đương với từng giai đoạn phát triển, bé trong bụng mẹ cũng phải đối mặt với những điều thai nhi sợ nhất. Tránh 9 điều dưới đây sẽ giúp mẹ bảo vệ thai kỳ thành công.



9 tháng ròng mang thai, người mẹ phải trải qua biết bao đau đớn, vất vả. Nhưng đây cũng là hành trình tuyệt vời nhất của người phụ nữ. Hành trình mà người mẹ phải chinh phục” những khó khăn tưởng chừng có lúc đã làm mẹ quỵ ngã. Mặc cảm về ngoại hình, những cơn ốm nghén dai dẳng, “banh da xẻ thịt” lúc sinh con. Nhưng rồi sau tất cả, khoảnh khắc được nhìn thấy con yêu chào đời cũng đủ bù đắp lại gắp trăm lần nỗi đau mẹ đã chịu.



Hành trình mang thai của mẹ không hề đơn độc, bởi không chỉ là sự cố gắng của mẹ mà bé yêu trong bụng mẹ cũng phải kiên cường mỗi ngày từ lúc mới chỉ mới là bào thai đỏ hon cho đến khi con đủ tháng đủ ngày chào đời khỏe mạnh. Vậy mẹ có biết thai nhi đã phải “mạnh mẽ” thế nào để vượt qua được chặng đường dài này không?



Thai nhi vốn rất dễ nhạy cảm với từng hoạt động của mẹ trong giai đoạn thai kỳ, có những điều tưởng chừng vô hại nhưng lại là mối đe dọa đến sự phát triển khỏe mạnh của con. Đây chính là những điều thai nhi sợ nhất khi còn trong bụng mà nhiều mẹ vẫn chưa biết. Hiểu được những nỗi sợ này sẽ giúp các mẹ bảo vệ được thai kỳ khỏe mạnh nhất. Con chào đời khỏe mạnh, đạt đủ cân nặng và chiều cao đó chẳng phải là điều mẹ mong muốn sao? Vậy nên, các mẹ cần tuyệt đối tránh ngay 9 nỗi sợ hại của thai nhi dưới đây nhé!



1. Con sợ nóng trong tháng thai đầu tiên




Mẹ cần tránh tắm nóng trong tháng đầu thai kỳ - Ảnh minh họa



Tháng thai đầu tiên, trứng được thụ tinh rất nhạy cảm với nhiệt độ. Trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt chú ý về thân nhiệt. Việc tiếp xúc môi trường nắng nóng hay thói quen tắm nước nóng sẽ làm nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng lên gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh của con.



Thai nhi có thể phải đối mặt với những căn bệnh vềthần kinh khi chào đời. Để đảm bảo con yêu được mạnh khỏe trong những giai đoạn tiếp theo, ở tháng thai này, mẹ nhớ tránh thói quen tắm nước nóng và không để cơ thể bị sốt.



2. Nỗi sợ hãi với thuốc trong tháng thai thứ 2



Việc tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ là điều vô cùng tai hại đối với thai phụ trong giai đoạn thai kỳ, nhất là ở tháng thứ 2.



Mẹ bầu không thể tránh khỏi những sự thay đổi trong tháng thai này, điều này khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và đau đầu. Khi đó, các mẹ sẽ phải dùng thuốc để giảm đi các triệu chứng này. Tuy nhiên, đây là một trong những điều khiến thai nhi phải âm thầm "gánh chịu" hậu quả mà nhiều mẹ vẫn không biết. Các con có thể đối mặt với các biến chứng dị tật bẩm sinh, dễ mắc các bệnh tim mạch.



3.Thai nhi sợ mùi thuốc lá và các thức uống từ cồn




Thai nhi sợ với mùi thuốc lá, rượu - Ảnh minh họa



Bạn có biết thai nhi vô cùng không thích với mùi thuốc lá và rượu, đặc biệt là ở tháng thứ 3 khi nhịp tim đã bắt đầu hình thành. Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia của mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ là “thủ phạm” đang làm cản trở quá trình phát triển toàn diện của con, nhất là tác động trực tiếp đến não bộ của bé.



Không chỉ là giai đoạn thai kỳ, các chuyên gia còn khuyến cáo các mẹ từ bỏ thói quen uống rượu bia và thuốc lá trước khi có ý định mang thai. Bởi đây là 2 kẻ thù lớn có thể gây dọa sảy, sảy thai, sinh non, trẻ chào đời có những vấn đề bất thường về thần kinh.



4.Thai nhi sợ những thực phẩm nhiều dầu mỡ



Chế độ ăn uống của bà bầu trong giai đoạn thai kỳ cần hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ vì nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bà bầu. Các món ăn chế biến quá nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của thai phụ, từ đó tác động trực tiếp đến sự phát triển khỏe mạnh của con yêu.



5.Thai nhi tháng thứ 4 rất sợ tiếng ồn



Mẹ đã biết con phát triển thế nào ở tháng thai thứ 4 chưa? Thời điểm này, các giác quan của bé đã phát triển mạnh mẽ. Vì thế, thai nhi có thể cảm nhận được những âm thanh bên ngoài, đôi khi các mẹ sẽ cảm thấy được những cú thai máy của con, đây cũng chính là cách bé phản ứng đối với âm thanh nghe được.



Do đó, điều thai nhi sợ nhất khi còn trong bụng mẹ ở thời điểm này là tiếng ồn. Nếu âm thanh từ ngoài quá ồn ào sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác của con. Không chỉ là tháng thai này, các mẹ bầu cũng cần tránh xa những nơi ồn ào trong suốt thai kỳ. Thay vào đó, mẹ hãy bắt đầu với những hoạt động thai giáo như cho con nghe những bản nhạc với giai điệu du dương, nhẹ nhàng, trò chuyện cùng con mỗi ngày, kể cho bé nghe những câu chuyện thú vị. Các mẹ sẽ không ngờ rằng, những điều này có lợi ích kỳ diệu thế nào đâu ạ. Bên cạnh gen di truyền, các hoạt động này còn giúp kích thích trí não của con từ khi còn trong bụng, con sinh ra thông minh, lanh lợi.



6.Con sợ không được cung cấp đủ dinh dưỡng




Thai nhi cần được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh - Ảnh minh họa



Vấn đề chăm sóc dinh dưỡng của thai phụ hết sức quan trọng bởi đây là điều kiện quan trọng để thai nhi chào đời khỏe mạnh, phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Thói quen ăn uống không đủ chất, nghèo nàn dinh dưỡng đang “giết dần giết mòn” sức khỏe của mẹ bầu, thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng sau sinh.



Cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng khá nhiều trong thai thứ 5, dinh dưỡng cần đủ chất để đảm bảo con được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi thai nhi. Trong đó, sắt, canxi, axit floic là những thành phần cần bổ sung trong suốt giai đoạn thai kỳ.



7. Các tia bức xạ làm ảnh hưởng đến não của thai nhi



Hầu hết các mẹ đều biết tác hại của các tia bia xạ đối với thai nhi nhưng lại thờ ơ. Tiếp xúc với các tia bức xạ, thói quen lướt điện thoại, ngồi trước máy vi tính, xem ti vi quá nhiều đều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Điều này có thể làm thai nhi bị dị dạng, con chậm phát triển trí tuệ. Hãy cố gắng hạn chế nếu mẹ khó thay đổi.



8. Nỗi sợ người mẹ bị lo lắng và căng thẳng



Mẹ có biết điều thai nhi sợ hãi nhất trong những tháng cuối thai kỳ là gì không? Đó là sự căng thẳng và áp lực của mẹ đấy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm lý và suy nghĩ của người mẹ trong giai đoạn mang thai đều tác động trực tiếp đến thai nhi trong bụng mẹ.



Ở những thai cuối thai kỳ, không chỉ cảm nhận rõ hơn âm thanh bên ngoài mà bé còn cảm nhận được tâm lý của mẹ bầu. Nếu người mẹ quá lo lắng và thường xuyên bị căng thẳng trong thời gian này, đứa trẻ sinh ra ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.



Mẹ hãy cố gắng giữ tinh thần thật thoải mái, luôn lạc quan để sẵn sàng cho hành trình vượt cạn phía trước được suôn sẻ nhất. Ngoài ra, các mẹ có suy nghĩ tích cực, luôn vui vẻ còn giúp trẻ sinh ra có tính cách hoạt bát, năng động, lanh lợi. Ngược lại, tâm lý lo âu, áp lực có thể dẫn đến các căn bệnh ít nói, thậm chí là trầm cảm cho các bé.



9. Thai nhi sợ người mẹ vận động quá mạnh



Những tháng cuối thai kỳ, bụng của mẹ trở nên căng cứng, lớn hơn bao giờ hết để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Mẹ bầu cần đặc biệt chú đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nếu vận động quá mạnh trong thời gian này có thể làm ảnh hưởng đến việc đứa bé chào đời sớm hơn dự định, con sinh non, thậm chí là bị sảy thai, nhau bong non,…



Đi qua một chặng đường khá dài, mẹ hãy cố gắng chăm sóc tốt trong những tháng cuối thai kỳ để con chào đời thật cứng cáp, khỏe mạnh nhất nha. Lời khuyên cho mẹ là hãy vận động nhẹ nhàng với các bài tập giúp mẹ sinh nở tự nhiên hơn, chú ý trong cách đi đứng, nằm, ngủ, nghỉ ngơi.



Như vậy, mỗi tháng trôi qua, con sẽ lớn thêm một tí, những cơ quan dần phát triển vững chắc hơn. Tương đương với từng giai đoạn phát triển, thai nhi cũng phải đối mặt với những nỗi sợ hãi khi còn trong bụng mẹ. Hiểu được những điều này, các mẹ hãy cố gắng tránh xa để con khỏe mạnh chào đời mạnh khỏe nhé!