Trời ơi, vừa nghe xong chuyện rụng rời hết cả tay chân các mẹ ơi!!!



Một người bạn của em học chung thời phổ thông mới khoe sắp “vỡ chum” giờ đã thấy trên facebook đổi avatar khăn đen rồi! :’(



Em không tiện hỏi trực tiếp trên facebook nhưng qua chị của nó xác nhận thì đúng là bạn em vừa mới mất.



Buổi sáng hôm đó, chồng bạn em đang nằm, nghe tiếng động ở ngoài, trong lòng bất an, chạy ra ngoài xem chuyện gì thì không ngờ vợ đã nằm sóng xoài dưới đất dưới vũng máu bê bết. Anh hoảng loạn ôm vợ kêu gào, bố mẹ chảy xuống cũng hốt hoảng không kém. Nghe đâu đưa đi cấp cứu mà trên đường máu cũng chảy xối xả, xuất huyết liên tục, cả mạch và huyết cũng không đo được.



Lúc vào viện, ê-kip trực đưa ngay vào phòng cấp cứu mổ. Người nhà được tin vào viện, phối hợp với bệnh viện truyền hơn 5 lít máu mà không đủ. Cuối cùng do mất máu nhiều không cầm được nên bạn em không thể qua khỏi.


Các bác sĩ nói bạn em nhập viện trong tình trạng ngất xỉu, xuất huyết liên tục, phổi thở dốc, mạch và huyết áp bằng 0. Lúc kiểm tra thì thấy tăng sinh mạch máu ở mặt trước tử cung, có dấu hiệu bị nhau cài răng lược. Tình trạng nặng đã đâm xiên tử cung, đến bàng quang.



Rất ít trường hợp thai phụ bị nhau cài răng lược mà có thể sống sót, nhất là khi tình trạng đã đến mức nặng và nguy cấp như thế.



Em cũng sinh nở hai lần rồi mà giờ mới biết đến biến chứng này nên thực sự rất bàng hoàng sau cái chết đứa bạn. Cả đêm không ngủ, tìm hiểu để biết thêm thì em mới hay biến chứng này không chỉ là ám ảnh với mẹ bầu mà còn với cả các bác sĩ nữa đó!



Theo BS Lê Thị Thu Hà, bệnh viện Từ Dũ: Tần suất nhau cài răng lược đã tăng khoảng 7 lần trong vòng 34 năm qua. Số ca gặp phải biến chứng nhau cài răng lược thường xuất hiện ở những phụ nữ đã từng mổ lấy thai, hoặc nạo hút thai. Mẹ có nhau cài răng lược tăng nguy cơ băng huyết sau sinh, phải truyền máu với khối lượng lớn, cắt tử cung…



Nhau cài răng lược có mối liên quan mật thiết với nhau tiền đạo và sẹo mổ cũ ở tử cung. Những người sinh mổ càng nhiều thì nguy cơ mắc biến chứng do nhau cài răng lược càng lớn. Nếu như trước đây nhau cài răng lược rất ít khi xảy ra thì đến nay tỷ lệ thai phụ mắc biến chứng này đã tăng lên gấp nhiều lần. Một trong nguyên nhân khiến tỷ lệ này tăng cao trong những năm gần đây chính là do số ca sinh mổ tăng cao. Tại bệnh viện Từ Dũ, trong 46 trường hợp nhau cài răng lược tiếp nhận có tới 45 trường hợp mắc chứng nhau tiền đạo (Nhau bám đoạn dưới tử cung, vị trí lớp cơ mỏng mạch máu nuôi nghèo nàn nên các gai nhau lan rộng và cắm sâu vào lớp cơ tử cung) và 39 trường hợp có sẹo mổ cũ ở tử cung. Còn theo thống kê trên thế giới, những phụ nữ đã mổ lấy thai lần 1 thì nguy cơ bị nhau cài răng ở lần mang thai tiếp theo tăng 4,5 lần so với người sinh thường; còn mổ lấy thai lần hai thì nguy cơ bị nhau cài răng lược tăng gấp 11,3 lần; Ở sản phụ không có vết mổ cũ, nhau tiền đạo kèm nhau cài răng lược chiếm 9,4%, nhưng ở người có một lần mổ lấy thai tần suất là 21,1%, nếu có hai lần mổ lấy thai tỉ lệ này là 47,6%.



Tính riêng trong năm 2011, bệnh viện Từ Dũ đã phải tiến hành cắt tử cung cho 32/46 trường hợp gặp biến chứng do nhau cài răng lược. Để giảm thiếu nguy cơ mắc phải biến chứng nguy hiểm này, bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ khi sinh nên lựa chọn phương pháp sinh thường, đồng thời chủ động trong kế hoạch hóa gia đình, tránh nạo phá thai nha!




Nhau cài răng lược là gì?



Bánh nhau là trạm trung gian trao đổi chất từ mẹ sang con và ngược lại. Sau khi thai nhi lọt lòng, tử cung co lại chừng 10 – 15 phút, thành tử cung bắt đầu dày lên nhưng không đều, mỏng ở chỗ bánh nhau. Nhau lúc này như bị đan xiết lại. Vì không có tính đàn hồi như cơ tử cung nên bánh nhau nhăn nhúm lại và tróc ra một phần. Khi nhau bắt đầu bong, máu từ các xoang tĩnh mạch đổ vào tạo thành một bướu tụ máu sau nhau giúp cho sự tróc nhau đạt đến mức bong tróc hoàn toàn. Lúc này, thành tử cung trở nên dày đều khắp mọi mặt. Riêng màng ối mỏng và có tính đàn hồi nên tự rút lại theo cơn co tử cung. Nhau sẽ được tống xuất xuống phần thân dưới tử cung kéo theo màng ối, dần dần được tống ra ngoài.



Khi có nhau cài răng lược, tùy theo mức độ, các gai nhau sẽ bám chặt sâu vào thành tử cung, xuyên hết phần nội mạc, xuyên đến lớp cơ, thậm chí xuyên hết tất cả các lớp của thành tử cung và ăn lan ra các cơ quan nằm cạnh như ruột, bàng quang. Do đó, sau khi thai nhi lọt lòng, các gai nhau này sẽ không bong tróc được một cách tự nhiên hay chỉ bong tróc một phần. Tình trạng này có thể dẫn đến băng huyết sau sinh. Tình trạng bệnh lý bánh nhau này có khả năng đe dọa đến tính mạng của sản phụ và thai nhi nhất là khi sinh ở một cơ sở không có điều kiện hồi sức, truyền máu hay phẫu thuật sản khoa.



Để thoát nhau, lúc này, cần phải can thiệp bằng cách bóc nhau. Nếu nhau bám quá chặt, bóc nhau cũng không lấy được hoàn toàn nhau, có khi còn làm tổn thương thành tử cung (thủng, vỡ tử cung). Nếu nhau bám ra tới các cơ quan lân cận sẽ làm thủng cả các cơ quan này.


webtretho


Hình ảnh minh họa




Xem thêm các bài viết liên quan:



Cận kề với cái chết sau khi mất cạn máu vì sinh mổ, mẹ lạnh người khi biết nguyên nhân


Có thai vẫn rong kinh, mẹ sững sờ khi toàn bộ tử cung bị cắt bỏ và chồng chỉ vết sinh mổ cũ nói…


Đang bú, bé 3 tháng tái xanh mặt và ngưng thở, lại thêm 1 vụ sữa mẹ mang tiếng vì sai lầm chết người



Xem thêm clip: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi





http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/10/LRpc8V6BT5.jpg