Sản phụ này chính xác là 40 tuổi và mang thai hoàn toàn tự nhiên chứ không hề can thiệp gì nhé. Đây được xem là trường hợp hiếm có. Thông tin đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể, vào tối 16/7, sản phụ Y Xiam (40 tuổi, trú xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum trong tình trạng đau bụng, chuyển dạ. Bác sĩ xác định có 3 thai nhi khoảng 36 tuần tuổi sống trong t/ử cung. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ đã chỉ định mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Ca sinh mổ diễn ra thuận lợi và thành công đón ba bé (hai gái, một trai) chào đời. Các bé chào đời có phản xạ tốt, cân nặng lần lượt là 1,8kg, 2,0kg, 1,6kg và được bác sĩ kiểm tra sức khỏe, theo dõi ngay tại phòng mổ.
Theo bác sĩ sản khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, tỷ lệ mang 3 thai tự nhiên rất hiếm gặp, 100.000 trường hợp mang thai mới gặp 1 ca. Tỷ lệ này dao động tùy vào việc mang thai cùng trứng hay khác trứng, trong đó tỷ lệ ba thai vừa có trai vừa có gái sẽ hiếm gặp hơn.
Theo các bác sĩ, sản phụ mang đa thai là một quá trình cực nhọc và luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Với mẹ thì là nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, sinh non và băng huyết sau sinh. Đối với em bé đó là nguy cơ non tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng nặng có thể t/ử v/o/n/g.
Bác sĩ khuyến cáo khi mang đa thai, sản phụ cần phải theo dõi khám thai định kỳ đều đặn để phát hiện và xử trí kịp thời khi có những dấu hiệu thai kỳ bất thường. Sản phụ khi biết mình mang đa thai nên đăng ký quản lý thai nghén một cách chặt chẽ, nên khám thai và quản lý thai nghén ở những cơ sở khoa sản có kinh nghiệm đặc biệt ở đó phải có đơn vị hồi sức sơ sinh.
3 em bé chào đời có sức khỏe ổn định và phản xạ tốt, ảnh: BVCC/KT
Mời bà con đọc thêm thông tin liên quan: Phụ nữ 40 tuổi có nên sinh con không?
Rất nhiều người đang thắc mắc, “40 tuổi có nên sinh con không?” hay “sinh con ở tuổi 40 có tốt không?” Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Mặc dù thời điểm tốt nhất để mang thai và sinh con thường nằm ở cuối tuổi 20 và đầu tuổi 30, nhưng những người quyết định sinh con ở độ tuổi lớn hơn lại có những lợi thế riêng. Dù cơ thể không còn tràn đầy năng lượng như khi còn trẻ, họ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
Họ không còn quá đam mê các hoạt động vui chơi và có sự kiên nhẫn hơn, cũng như ít áp lực tài chính hơn, điều này giúp họ có điều kiện tốt hơn để quan tâm và chăm sóc con cái, cũng như chia sẻ nhiều hơn với con cái.
Việc mang thai ở độ tuổi 35 - 40 mang lại lợi thế của kinh nghiệm và sự chín chắn. Phụ nữ ở độ tuổi này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, có đủ kỹ năng và tài chính vững vàng hơn.
Mặc dù họ có ít sức trẻ và năng lượng so với tuổi 20 - 35, nhưng họ thường giàu kinh nghiệm. Họ cũng có khả năng tương tác khéo léo hơn trong các mối quan hệ gia đình và vợ chồng, để cùng nhau nuôi dạy và chăm sóc con cái một cách tốt hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ở độ tuổi 40, có nhiều khả năng gặp các vấn đề liên quan đến thai kỳ như tăng huyết áp và đái tháo đường thai kỳ. Các vấn đề về nhau thai và biến chứng sau khi sinh cũng có xu hướng gia tăng.
Theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hơn một nửa số phụ nữ trên 40 tuổi gặp khó khăn về việc sinh con.
Ở độ tuổi 40, khả năng mang thai trong một năm chỉ khoảng từ 40% đến 50% (trong khi ở giữa độ tuổi 30 là 75%). Nhưng đến khi 43 tuổi, khả năng mang thai chỉ còn 1 - 2%, tỷ lệ rất thấp.
Mặc dù khả năng mang thai giảm đi, tỷ lệ sảy thai lại tăng cao sau tuổi 40. Đặc biệt, ở tuổi 40, tỷ lệ sảy thai là 34% và khi đến tuổi 45, tỷ lệ này tăng lên đến 53%. Cùng với đó, nguy cơ các vấn đề kháng thể kết hợp với thai kỳ cũng tăng lên.
Nếu muốn mang thai ở tuổi 40, đầu tiên, chị em phụ nữ cần thay đổi lối sống hàng ngày của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai. Hãy đảm bảo không có khói thuốc lá trong ngôi nhà của bạn và đặc biệt là cần duy trì một cân nặng hợp lý. Điều quan trọng không kém là nhắc nhở bản thân hạn chế hoặc ngừng sử dụng cồn như rượu và bia ngay từ khi bắt đầu có ý định muốn thụ thai và phải kiên định.
Nếu bạn q/u/a/n h/ệ vợ chồng 3 lần một tuần trong suốt 3 tháng liên tục mà vẫn không mang thai và không sử dụng biện pháp tránh thai nào, hãy nên thăm bác sĩ. Một số vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở độ tuổi này.