Sự việc này đã được báo chí đăng tải và khiến cho nhiều người từ bất ngờ đến cảm thấy bức xúc! Thông tin cụ thể mình chia sẻ lại trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Đây là sự việc diễn ra với người phụ nữ 30 tuổi. Người này mang thai tuần thứ 39, có hiện tượng vỡ ối đồng với dấu hiệu sắp sinh con nhưng người nhà lại không cho cô đến viện mà ở nhà tìm cách trì hoãn bằng việc 'cho kê cao gối'. Mục đích của việc này là mong muốn chờ ngày đẹp mới đưa đi viện, ngày đẹp mới đón con chào đời.

Cụ thể, ngày 2/7, TS.BS Phan Chí Thành, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, sản phụ này nhập viện vào ngày thứ ba chuyển dạ trong tình trạng sốt cao, rét run. Trước đó, ngày đầu có dấu hiệu chuyển da, chị đau bụng âm ỉ, ra dịch hồng, ngày thứ hai xuất hiện cơn gò, vỡ ối nhưng điều đnág nói là người chồng vẫn cho vợ nằm ở nhà, dùng gối kê cao chờ đến ngày đẹp mới sinh con. Theo như người  chồng việc sinh con ngày đẹp là để mang lại may mắn, gia đình làm ăn phát đạt.

"Khi vào viện bệnh nhân đã bị nhiễm trùng, nhịp tim tăng cao, tử cung đau đớn, tiên lượng nguy kịch", bác sĩ Thành nói. Các bác sĩ hội chẩn quyết định mổ khẩn cấp cứu mẹ lẫn con. Em bé chào đời bị rối loạn nhịp thở, thở nhanh, nhiễm trùng sơ sinh, điều trị tại khoa Nhi. Sản phụ do nhiễm trùng và chịu nhiều đau đớn nên kiệt sức, phải theo dõi tích cực.

hình ảnh

Trì hoãn sinh nở rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con, ảnh minh họa, nguồn: dS

Theo bác sĩ Thành, ngày nay vẫn còn một số người hoãn đẻ để chờ ngày đẹp, nhất là ở vùng nông thôn. Họ cho rằng sinh con nên tránh những ngày "năm cùng tháng tận" do không may mắn, trẻ khó nuôi. Ngoài ra, chọn ngày giờ sinh giúp con ra đời khỏe mạnh, công thành, danh toại.

Tuy nhiên, ở góc độ khoa học, thai nhi phát triển trong bụng mẹ là cả quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng thông qua người mẹ. "Cùng ngày cùng giờ có hàng trăm trẻ chào đời, không thể tất cả bé đều có số phận giống nhau ", bác sĩ Thành lý giải, đồng thời bác sĩ khuyến cáo người dân không nên quá mê tín khi chọn ngày giờ sinh con bởi "việc chọn ngày, chọn giờ không có ý nghĩa" lại có thể gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi.

Một số thai phụ có thể chọn ngày giờ sinh để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong trường hợp mang song thai, có vết mổ cũ, mắc các bệnh lý nguy hiểm. Thai phụ khỏe mạnh bình thường thì nên thuận tự nhiên, không mê tín chọn ngày giờ hay cố chờ để có ngày tốt sinh con dù có dấu hiệu chuyển dạ như trường hợp nói trên.

Bàn về chuyện chọn ngày giờ đẹp để sinh con

“Ngày giờ sinh ảnh hưởng đến cả cuộc đời đứa nhỏ nên dù nghe người ta nói sinh kiểu tự nhiên, ngày giờ tự nhiên thì con dễ nuôi hơn nhưng tôi vẫn quyết cho con ra đời đúng giờ vì đây là quý tử, vợ chồng tôi lấy nhau 3 năm mới có...” - chị N.T.M.H (32 tuổi; ngụ quận 3, TP HCM) quả quyết khi ngồi chờ khám thai tại Bệnh viên Phụ sản Từ Dũ.

Chị đang đợi chồng vào thuyết phục bác sĩ (BS) về chuyện này, nếu không xong thì quyết đi tìm một BV tư nhân để được như ý. Chị tiết lộ rằng một “thầy” rất thân quen với gia đình đã bảo nếu con chị tuổi Mùi thì sẽ... yểu mệnh nên chị quyết định cho em bé ra đời trước giao thừa, tức sớm gần 2 tuần so với ngày dự sinh.

hình ảnh

Em bé chào đời khỏe mạnh là điều đáng mừng nhất, ảnh: dSD

Nhân viên trực tổng đài tư vấn của một đơn vị phụ sản tư nhân kể rằng chị đã không ít lần nhận được cuộc gọi nhờ tư vấn cách chọn một ngày sinh khác so với ngày dự sinh. Thậm chí có người còn hỏi “BS có thuốc gì để tôi... sinh chậm vài ngày không vì ngày thứ tư sau ngày dự sinh mới là ngày tốt?”. Nhiều người sẵn sàng chọn một đơn vị y tế khác để sinh nếu nơi họ đang theo dõi thai từ chối việc chọn ngày sinh.

“Quá trình tử cung co bóp để đẩy đứa trẻ ra khỏi cơ thể mẹ khi sinh thường sẽ giúp phổi đứa bé được bung ra, giãn nở tốt hơn... và đó cũng là lý do em bé sinh thường dễ dàng cất tiếng khóc chào đời hơn” - BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, giải thích.

Không chỉ là cách sinh, cái lợi về hô hấp còn ở chỗ trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng. Vị BS trực tổng đài tư vấn trên cho biết nhiều bà bầu đòi sinh ở những tuần thai 35, 36 và nghĩ rằng chỉ sớm 2-3 tuần thì không sao.

Họ không biết rằng nhiều bà mẹ khác bị dọa sinh non, phải cực khổ dưỡng thai qua mốc 35 tuần ấy, nếu dưỡng không được thì em bé phải được tiêm thuốc để phổi trưởng thành sớm, đồng nghĩa với khả năng đối mặt với một số nguy cơ khác. Sinh sớm dù chỉ vài tuần theo cách không tự nhiên, trẻ còn có nguy cơ bị ngạt sau sinh, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất đe dọa tính mạng và có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.

Tại các bệnh viện, ngay cả trường hợp có chỉ định buộc sinh mổ, BS cũng đợi đến lúc thai phụ vào giai đoạn chuyển dạ mới tiến hành phẫu thuật bắt con. “Cuộc sinh càng gần với tự nhiên nhất thì càng tốt cho 2 mẹ con. Sản phụ đã chuyển dạ thì sau sinh, tử cung sẽ co hồi tốt hơn, ngăn ngừa được nguy cơ tai biến, nhất là băng huyết sau sinh. Cuộc mổ vì thế sẽ an toàn hơn và sản phụ cũng mau hồi phục hơn” - BS Thông cho biết.

Đứa trẻ sinh ra đúng chỉ định y khoa dù không hợp “giờ tốt” nhưng sẽ được hưởng “lợi thế” ngay từ đầu, đó là dòng sữa non của mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh, được mẹ ôm ấp “da kề da” sớm - một yếu tố quan trọng đã được Bộ Y tế khuyến cáo các đơn vị y tế áp dụng nhằm giúp thân nhiệt trẻ ổn định và tạo mối liên kết mẹ - con từ sớm.