Rụng trứng là gì? Câu hỏi tưởng chừng ai cũng biết câu trả lời nhưng không phải ai cũng hiểu đúng. 

Bạn mới bước vào tuổi dậy thì và đang băn khoăn “rụng trứng là gì”? Bạn không biết những thay đổi trong cơ thể của mình có vấn đề gì không? Bạn lo lắng “rụng trứng” gây ra các bệnh lý nguy hiểm? Hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây để có những hiểu biết đúng hơn về cơ thể mình nhé!

Rụng Trứng Là Gì?

nhiều người thắc mắc rụng trứng là gì

Rụng trứng là một giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Trứng được sản sinh liên tục trong tử cung của phụ nữ. Khi trứng phát triển đến kích thước nhất định, dưới sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố khiến noãn vỡ ra, trứng sẽ được giải phóng khỏi buồng trứng.

Trứng “rụng” sẽ rơi vào ống dẫn trứng và chờ đợi đến thời điểm tinh trùng gặp trứng để thụ tinh. Nếu trứng không được tinh trùng thụ thai sẽ trở nên thoái hóa và bị đào thải khỏi cơ thể. Điều này tạo nên kinh nguyệt. Kỳ diệu quá phải không? Bởi vậy người ta mới gọi dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng cũng là một hành trình kỳ diệu của các tinh binh. 

Ngày Rụng Trứng Là Gì?

Nhiều người không biết cách tính ngày rụng trứng. Ngày rụng trứng là thời điểm dễ thụ thai nhất. Giai đoạn này tinh trùng có thể gặp được trứng nếu quan hệ tình dục xảy ra.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có chu kỳ khoảng 28 - 30 ngày. Ngày rụng trứng sẽ diễn ra vào ngày 14 - 15 của chu kỳ. Tuy nhiên, thời điểm này cũng có sự chênh lệch giữa mỗi người phụ nữ do chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn khác nhau.

Một số nguyên nhân khiến thay đổi lịch trình của ngày rụng trứng là: thay đổi lịch sinh hoạt, stress, ốm, sử dụng chất kích thích, uống thuốc tránh thai,v.v..

Không ít người có thắc thắc mắc liên quan rằng quan hệ trước ngày rụng trứng có thai không? Thực ra, tinh trùng có thể sống được trong tử cung 3 - 5 ngày, vì thể tỷ lệ có thai trong ngày thứ 1, ngày thứ 2 vẫn cao nhưng đến ngày thứ 5, khả năng này tuy vẫn có thể xảy ra song sẽ thấp hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Ngày rụng trứng: 'Bí mật' mẹ chưa biết

Quá Trình Rụng Trứng Diễn Ra Trong Bao Lâu?

quá trình rụng trứng là gì

Vào giữa ngày thứ 6 và thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố kích thích nang trứng (follicle stimulating hormone - FSH) sẽ được tiết ra nhiều nhất. Nội tiết tố này giúp trứng trưởng thành và nhanh chóng giải phóng khỏi buồng trứng.

Khi trứng trưởng thành, nội tiết tố hoàng thể hóa (luteinizing hormone - LH) sản sinh khiến trứng rụng khỏi buồng. Quá trình này thường diễn ra từ 28 - 36 tiếng (tính từ lúc nội tiết tố LH được tiết ra).

5 Dấu Hiệu Nhận Biết Ngày Rụng Trứng Dễ Thấy Nhất

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng dễ thấy nhất giúp chị em có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

1. Bụng dưới căng tức

rụng trứng là gì có đau bụng dưới không

Nếu thấy bụng dưới có dấu hiệu đau nhẹ, căng tức, khó chịu thì khả năng chị em đang đến kỳ rụng trứng. Tuy nhiên, đối với các dấu hiệu về đau bụng thì chị em vẫn nên đến khám tại các trung tâm y tế để tránh nhận biết nhầm bệnh lý.

2. Căng tức ngực

Khi quá trình rụng trứng diễn ra, nồng độ hormone progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn khiến bầu ngực chị em bị căng, đầu vú ê ẩm, khó chịu và tương đối nhạy cảm.

3. Cổ tử cung xuất hiện dịch nhầy

rụng trứng là gì có kèm dịch nhầy không

Khi đến ngày rụng trứng, ở cổ tử cung sẽ xuất hiện nhiều dịch nhầy màu lòng trắng trứng, dính ở trên quần lót. Tuy chất nhầy này ở mỗi chị em là khác nhau nhưng đều có thể dễ dàng nhận biết thông qua mắt thường và cảm nhận sự ẩm ướt ở vùng kín khi đến ngày.

Sở dĩ có nhiều chất nhầy như vậy là để quá trình thụ thai được diễn ra suôn sẻ hơn. Tinh trùng dựa vào chất nhầy để bơi nhanh hơn, di chuyển trong âm đạo dễ dàng cho đến khi gặp được trứng và thụ thai.

4. Nhiệt độ cơ thể tăng cao

rụng trứng là gì nhiệt độ cơ thể có tăng không

Nếu bạn không bị ốm mà thấy cơ thể nóng bức, nhiệt độ tăng cao hơn bình thường thì khả năng chị em đang đến ngày rụng trứng. Lúc này, máu trong cơ thể di chuyển nhanh hơn để chuẩn bị cho việc đào thải trứng thoái hóa ra ngoài cơ thể nếu không được thụ tinh, khiến cơ thể trở nên nóng hơn bình thường.

5. Ham muốn tình dục tăng cao

Do sự thay đổi của nội tiết tố và tăng trưởng đột ngột của hormone progesterone khiến nhu cầu tình dục của chị em tăng cao. Quá trình này thường diễn ra từ 5 - 6 ngày.

Nếu Bạn Không Rụng Trứng Thường Xuyên Có Sao Không?

Một số chị em tỏ ra băn khoăn khi quá trình rụng trứng của mình không có chu kỳ nhất định, thậm chí là không rụng trứng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thụ thai khi tinh trùng vào tử cung nhưng không gặp được trứng.

rụng trứng là gì

Có rất nhiều nguyên nhân khiến quá trình rụng trứng không diễn ra thường xuyên. Một trong những bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến việc trứng không rụng là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc vô kinh. Hội chứng này còn khiến nội tiết tố mất cân bằng, dẫn đến mụn trứng cá, rậm lông hoặc vô sinh.

Có Thể Rụng Trứng Nhiều Lần Trong Tháng Không?

Theo lý thuyết, mỗi chu kỳ kinh nguyệt chỉ rụng trứng 1 lần. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2003 chỉ ra rằng, mỗi người phụ nữ rụng trứng 2 - 3 lần/tháng. Có người rụng hai trứng cùng lúc sẽ dẫn đến tình trạng thai đôi cùng trứng khi tinh trùng thụ tinh.

Tổng Kết

Trên đây là một số thông tin tổng quan nhất về quá trình rụng trứng cũng như dấu hiệu nhận biết đơn giản. Nếu bạn thấy cơ thể mình có những triệu chứng kéo dài quá lâu thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Theo dõi các bài viết tiếp theo để được chia sẻ kiến thức hay và thú vị.

>>> Bài viết xem thêm:

Dấu hiệu rụng trứng ở những chị em có "đèn đỏ" không đều

7 cách tính ngày rụng trứng chính xác để mẹ cầu được ước thấy

Những điều cần biết về chu kỳ rụng trứng