Rạn da khi mang thai luôn là nỗi ám ảnh đối với các mẹ bầu, nhưng làm sao để biết mà tránh đây?
Thời chưa sinh con, làn da mình mơn mởn biết bao. Đến lúc bầu rồi mới thấy rạn da khi mang thai trông xấu và mất thẩm mỹ thật. Có bao giờ mẹ tự hỏi nguyên nhân vì đâu và làm cách nào để phòng tránh cũng như xử lý thế nào nếu để lỡ xảy ra tình trạng này không?
Để mẹ bớt lo lắng, mời mẹ cùng em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến rạn da khi mang thai nha.
1. Nguyên nhân dẫn đến rạn da khi mang thai
Mẹ cứ tưởng tượng quả bong từ từ được thổi to, chắc chắn sẽ có những biến đổi vật lý. Tương tự, khi mẹ mang thai cũng vậy, các vết rạn da xuất hiện là do thai nhi ngày càng lớn dần làm kích cỡ vòng bụng to ra cùng với các mô đàn hồi của da kém và bị đứt gãy dưới lớp trung bì.
Các vết rạn da thường sẽ có màu sáng hơn màu da xung quanh, mang màu đỏ tím, hồng hoặc nâu đỏ. Nếu da mẹ bầu trắng thì vết rạn sẽ có màu hồng, còn nếu mẹ bầu mang làn da ngăm đen thì vết rạn da sẽ có màu sáng hơn vùng xa xung quanh. Dù không gây đau đớn cho mẹ nhưng khả năng có thể khiến mẹ có cảm giác ngứa đến khó chịu trong suốt quá trình mang thai và đến sau khi sinh con xong, thậm chí với nhiều mẹ bầu, vết này còn gây mất thẩm mỹ, mang đến cảm giác tự ti cho mẹ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rạn da khi mang thai. Nguồn: Pixabay
Theo quan sát cho thấy, nếu mẹ mang thai lần đầu thì các vết rạn da này sẽ có màu hồng đỏ hoặc tía và đôi khi chuyển sang màu trắng sau khi sinh xong, nhưng nếu mẹ đã mang thai lần thứ hai trở đi các vết này sẽ nhạt dần hơn và tiệp với màu da của mẹ.
Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu rạn da khi mang thai, bao gồm:
Do cơ địa và tính di truyền cùng mức độ tăng cân của mẹ.
Trong trường hợp ở tuổi dậy thì, cơ thể mẹ bầu từng xuất hiện các vết rạn da thì nhiều khả năng khi mang thai, tình trạng này sẽ xuất hiện lần nữa. Hoặc nếu như bà, mẹ hoặc chị gái (nếu có) từng xuất hiện rạn da khi mang thai, khả năng cao mẹ bầu cũng như thế đó. Ngoài ra, nếu mẹ hoặc bé tăng cân quá nhiều dẫn đến thừa cân hoặc béo phì khi mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rạn da.
Mẹ mang thai khi lớn tuổi hoặc tuổi còn quá nhỏ
Những trường hợp này đều có thể bị rạn da vì lúc này da đã bị lão hóa dần hoặc đang trong quá trình hoàn thiện;
Da của mẹ bầu thiếu dưỡng chất
Không phải cứ nói mang thai là không cần chăm sóc da đâu, vẫn cần đấy các mẹ ạ. Chỉ có điều mình phải chọn lựa mỹ phẩm phù hợp và đặc biệt là phải bổ sung nhiều trái cây, rau quả xanh cùng nước, không chỉ tốt cho làn da mà còn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nữa.
Mẹ bầu lười vận động
Mặc dù không thể thực hiện các bài tập thể dục mạnh lúc mang bầu, nhưng mẹ vẫn nên tham gia các lớp học thể dục bầu nhẹ nhàng, vừa giúp cơ thể thư giãn vừa giúp kéo giảm tỷ lệ bị rạn da. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu trước và trong quá trình mang thai, mẹ bầu không thường xuyên vận động thì khả năng cao sẽ xuất hiện các vết rạn da.
2. Khi nào và vị trí nào trên cơ thể thường xuất hiện vết rạn da?
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ dễ dàng nhận thấy các vết rạn da xuất hiện ở vùng bụng, hông và đùi là chính. Dù vậy, vẫn có một số trường hợp hiếm gặp xuất hiện ở các vùng ngực, mông, vai cùng với phần dưới lưng hoặc trong cánh tay. Về câu hỏi bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy thì đáp án là có khoảng 90% phụ nữ mang thai phát hiện bị rạn da từ khoảng tháng thứ 6 - 7 thai kỳ.
3. Làm sao để phòng tránh rạn da khi mang thai?
Đến giờ thật khó để có thể nói cho mẹ chính xác lúc nào mang thai mới bị rạn da, bởi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, có mẹ sẽ sớm xuất hiện ngay từ khi mang thai những tháng đầu nhưng cũng có mẹ sẽ bị rạn da vào những tháng cuối trước khi sinh.
Thoa kem dưỡng ẩm cũng là cách để hạn chế và xử lý rạn da khi mang thai. Nguồn: Pixabay
Rạn da không chỉ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề tâm lý của mẹ, do đó để phòng tránh cũng như hạn chế tối đa việc để xảy ra rạn da khi mang thai, mẹ nhớ chú ý những điều sau:
Đừng để tăng cân quá múc
Cố gắng đừng để tăng cân quá nhiều thay vào đó ăn uống với chế độ dinh dưỡng phù hợp, uống nhiều nước và đừng ăn vặt để tăng cân với mức hợp lý hơn.
Dùng sản phẩm phù hợp kết hợp massage
Mẹ nên dùng các sản phẩm dành cho mẹ bầu để giữ ẩm làn da của mình bằng cách kết hợp massage nhẹ vùng hông, bụng, đùi với là những vị trí dễ xảy ra tình trạng rạn da khi mang thai.
Nhiều chị em hay băn khoăn bà bầu nên bôi kem chống rạn da khi nào? Đáp án là nếu muốn rạn hạn chế ghé thăm, hãy bôi kem đúng cách từ khi bụng còn chưa xuất hiện vết rạn nhé.
Giữ tinh thần thoải mái
Mẹ nên tránh để bản thân bị stress, hãy để tinh thần của mình thoải mái bằng việc nghỉ ngơi nhiều, đừng làm việc quá sức; Ngoài ra, mẹ cũng không nên phơi mình dưới nắng; Nếu có điều kiện về thời gian và tài chính, mẹ nên tham gia các lớp yoga dành cho mẹ bầu và đi bộ mỗi ngày.
4. Lỡ để xảy ra rạn da khi mang thai, làm thế nào để lấy lại làn da như trước?
Ngoài các biện pháp dưỡng ẩm, nghỉ ngơi… được tham vấn ở trên, việc lấy lại làn da như trước mẹ nên nghĩ đến sau khi sinh con xong. Về cách trị rạn da cho bà bầu mẹ có thể thực hiện những điều sau đây:
- Xông hơi tầm 10 – 15 phút mỗi ngày để cho lỗ chân lông được mở ra nhằm loại bỏ bụi bẩn và giúp làn da săn chắc hơn.
- Mẹ nên thoa kết hợp với uống vitamin E cũng là cách để cải thiện vết rạn da sau khi sinh.
- Đồng thời, mẹ nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất thông qua việc ăn uống nhiều trái cây tươi, rau quả xanh. Như vậy mới giúp làn da mau hồi phục lại.
- Ngoài ra, nếu tình trạng vẫn chưa thể khá hơn, gây cảm giác ngứa ngáy nhiều hơn thì mẹ có thể gặp bác sĩ sản phụ khoa hoặc bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp. Tránh sử dụng thuốc tùy tiện làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trên đây là những điều mẹ bầu cần biết về vấn đề rạn da khi mang thai. Hy vọng với những chia sẻ này giúp mẹ bầu phần nào yên tâm hơn nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan:
>>> Mẹ bầu lo hết đẹp vì rạn da: Đừng đổ hết cho di truyền, phải xem lại cách vận động, chăm sóc cơ thể
>>> Top 5 loại kem trị rạn da cho bà bầu được ưa chuộng nhất
>>> Xót vợ bầu rạn da ngồi khóc thút thít, chồng chuyển liền 50 triệu an ủi: Chồng nhà người ta