3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm. Lúc này, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi để "thích nghi" với việc mang thai. Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn cho thai nhi nhất. Bài viết dưới đây là những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu giúp các mẹ bầu chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và con.



3 tháng đầu là khoảng thời gian thai nhi hình thành và phát triển các bộ phận quan trọng của cơ thể. Lúc này, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi để "thích nghi" với việc mang thai. Ốm nghén là biểu hiện điển hình nhất cho sự thay đổi của cơ thể người mẹ. 3 tháng đầu của thai kỳ cũng là khoảng thời gian dễ xảy ra những sự cố ngoài ý muốn cho thai nhi nhất. Những tác động xấu lên thai nhi trong giai đoạn này có thể dễ dàng dẫn đến việc sảy thai, dị tật thai nhi... Chính vì thế, mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng, lối sống, sinh hoạt để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong bụng.



Mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt lưu ý



Dưới đây là những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu các mẹ bầu cần biết để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh:


Chế độ dinh dưỡng


3 tháng đầu mang thai rất nhiều mẹ bầu bị "ốm nghén". Ốm nghén khiến các bà bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, không còn sức lực, ăn uống kém, sợ nhiều loại mùi vị, buồn nôn và nôn rất nhiều lần trong ngày. Ốm nghén khiến không ít bà bầu rơi vào tình trạng sụt cân không phanh. Lúc này, mẹ bầu cần lên thực đơn ăn uống tẩm bổ khoa học, lành mạnh để tránh rơi vào tình trạng kiệt sức, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.


Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ sau này. Thai phụ nên ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ, rau màu xanh đậm, hoa quả chứa nhiều vitamin C. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)


Thai phụ nên lên thực đơn ăn uống, tẩm bổ lành mạnh, khoa học trong 3 tháng đầu.



Thai phụ cần hạn chế làm các công việc nặng nhọc. Giữ cho tâm lý luôn thoải mái. Tập thể dục đều đặn theo lời khuyên của bác sỹ. Đi bộ hoặc tập Yoga rất tốt cho bà bầu. Không thức khuya, tránh uống bia, rượu, đồ uống có gas, hút thuốc lá...


Khám thai


Khi nghi ngờ có thai, chị em có thể kiểm tra bằng que thử thai. Que thử lên hai vạch màu hồng báo hiệu đã có thai. Có thể kiểm tra lại bằng việc siêu âm thai sau khi đã chậm kinh khoảng 1 tuần. Siêu âm thai để biết chính xác việc có thai hay không và xem thai đã làm tổ trong tử cung hay chưa. Việc siêu âm thai lần đầu thường được diễn ra ở tuần thứ 6.


Thai phụ không nên bỏ qua mốc khám thai ở tuần 12. Đây là thời điểm duy nhất có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm như: bệnh down, dị dạng tứ chi, thoái vị cơ hoành…


Nhận biết sớm những dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng đầu của thai kỳ


3 tháng đầu có thể coi là thời gian nguy hiểm nhất với thai kỳ. Lúc này thai nhi chưa hoàn toàn làm tổ chắc chắn tại tử cung, cơ thể mẹ cũng chưa kịp thích nghi với việc có thai. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến những triệu chứng dù nhỏ nhất của cơ thể, như:



Khám thai trong 3 tháng đầu rất quan trọng.



-Chảy máu âm đạo, đây là hiện tượng cảnh báo thai ngoài tử cung, sảy thai, bong màng nuôi, tụ dịch dưới màng nuôi...


- Hoa mắt, chóng mặt, biểu hiện của huyết áp thấp thai kỳ.


-Đau bụng, chuột rút là dấu hiệu của sảy thai, động thai, thai ngoài tử cung.


- Tăng cân quá nhanh, dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật.


- Đau buốt khi đi tiểu, cảnh báo nguy cơ viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu - Đau đầu dữ dội, cảnh báo nguy cơ tiền sản giật. - Buồn nôn, nôn ói quá nhiều dấu hiệu cơ thể thiếu chất - Không cảm thấy dấu hiệu mang thai, nguy cơ thai chết lưu/ - Ngứa “vùng kín”, dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín khi mang thai. - Sốt cao, cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Theo BV-TC




Các mẹ tham khảo nhé.