Ngứa vùng kín khi mang thai không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt, mà nhiều mẹ lo có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Giai đoạn mang thai là giai đoạn cơ thể chị em phải chịu rất nhiều thay đổi. Một trong những phiền toái chị em hay gặp đó là ngứa vùng kín khi mang thai.
Không chỉ khiến chị em vô cùng khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý, ngứa vùng kín khi mang thai còn là dấu hiệu điển hình của các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Ngứa vùng kín khi mang thai khiến nhiều chị em khó chịu. Ảnh minh họa
Vậy vì sao mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai và điều này có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng không?
Vì sao nhiều mẹ ngứa vùng kín khi mang thai?
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể chị em thường có nhiều sự thay đổi về nội tiết, sở thích, vóc dáng, và cả hoạt động thường ngày. Kể cả tâm trạng chị em lúc này cũng có nhiều thay đổi. Như vậy, toàn bộ cơ thể chị em sẽ tham gia vào quá trình thai nghén.
Đây chính là những nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi nội tiết và tâm sinh lý gây ra. Cụ thể, tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai được cho là do các yếu tố sau:
1. Ngứa vùng kín khi mang thai do vệ sinh không đúng cách
Thói quen vệ sinh vùng kín không sạch hay không đúng cách như sử dụng sữa tắm vệ sinh vùng kín, dị ứng với thành phần có trong giấy vệ sinh hay nước giặt quần áo... cũng có thể khiến vùng kín bị viêm nhiễm, từ đó tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm, xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
2. Ngứa vùng kín khi mang thai do thay đổi nội tiết tố
Ngứa vùng kín khi mang thai có thể do mắc các bệnh phụ khoa. Ảnh minh họa
Ở giai đoạn mang bầu, cơ thể người mẹ sẽ có những biến đổi lớn về nội tiết tố, hoocmon estrogen tiết ra mạnh, từ đó hình thành nhiều chất glycogen dẫn tới việc vùng kín bị ẩm ướt. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển, từ đó gây viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu.
3. Ngứa vùng kín khi mang thai do mắc các bệnh phụ khoa
Các triệu chứng ngứa vùng kín kéo dài khi mang thai có thể là biểu hiện khi người mẹ mắc các bệnh phụ khoa, cụ thể.
- Viêm âm đạo: Đây là tình trạng xảy ra thường do vi khuẩn tấn công vào vùng kín gây viêm nhiễm. Phụ nữ mang thai mắc bệnh này thường có triệu chứng ngoài ngứa ngáy kéo dài, còn kèm theo tình trạng vùng kín sưng đỏ, đau rát, nhiều khí hư, mẩn ngứa và có mùi hôi khó chịu.
- Bệnh lây qua đường tình dục: Ngứa vùng kín khi mang thai cũng có thể là biểu hiện do mắc các bệnh phụ khoa lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, Herpes, Trichomonas, Chlamydia… gây ngứa âm đạo, kích ứng, tiết dịch có mùi hôi, thậm chí đau nhức…
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn E. Coli tấn công, khiến chị em ngứa ngáy và đau rát vùng kín khi tiểu tiện.
Ngứa vùng kín khi mang thai ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?
Ngứa vùng kín khi mang sẽ khiến người mẹ rất khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng và nhẹ cân. Ảnh minh họa
Nếu không xử lý kịp thời, hiện tượng ngứa vùng kín có thể gây ra các tình huống nguy hiểm như:
- Mẹ bầu cảm thấy khó chịu và stress, mất tự tin trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày
- Thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng và nhẹ cân.
- Mẹ bầu có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
- Khi sinh con bằng phương pháp tự nhiên, em bé khi đi qua tử cung và âm đạo của người mẹ sẽ bị nhiễm vi khuẩn virus, khiến trẻ nguy cơ viêm da; viêm phổi; viêm giác mạc; nấm lưỡi,…
Vì vậy khi bị ngứa vùng kín nghiêm trọng, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị kịp thời nha.
Ngứa vùng kín khi mang thai xử lý bằng cách nào?
Để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai, các mẹ nên áp dụng các cách sau:
1. Chọn trang phục và đồ lót phù hợp
Mẹ bầu nên sử dụng các loại quần lót thoáng, thấm nước và khô ráo để vùng kín luôn khô ráo. Ngoài ra, nên ,ặc quần áo bằng vải cotton, rộng rãi, không mặc quần chật, bó và phải thay quần lót thường xuyên.
2. Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày
Thói quen dùng băng vệ sinh hằng ngày liên tục có thể gây viêm nhiễm vùng kín. Vì thế các mẹ cần bỏ thói quen sử dụng thường xuyên sản phẩm này.
3. Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Rất nhiều người ngứa vùng kín khi mang thai. Ảnh minh họa
Để tránh bị ngứa ngáy, các mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín và tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa quá mạnh. Ngoài ra, khi vệ sinh không nên thụt rửa sâu trong âm hộ gây mất cân bằng độ pH âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
4. Hạn chế đồ ăn ngọt
Do nấm Candida dẫn rất ưa ngọt, vì vậy chị em ăn nhiều đồ ngọt khiến vi khuẩn nấm Candida phát triển mạnh. Ngoài ra, cũng không nên ăn các món ăn lên men như dưa muối, cà muối, nem chua, nước uống có ga…
5. Dùng dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên biệt
Mẹ bầu nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên biệt khi vệ sinh vùng kín, sau đó rửa sạch lại bằng nước và thấm khô sau mỗi lần đi đại hoặc tiểu tiện. Điều này giúp phòng và khắc phục tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy vùng kín.
Như vậy tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai không chỉ gây khó chịu cho người mẹ trong sinh hoạt, mà còn gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy mẹ bầu khi thấy dấu hiệu ngứa vùng kín khi mang thai, hãy đi khám sớm để kịp thời xử lý nha.
Link bài xem thêm:
Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh và dấu hiệu nào báo mẹ biết?