Điều rất nhiều mẹ bầu quan tâm, là mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh, sẽ sinh sớm hay muộn so với ngày dự sinh.
Việc mang thai con so hay con rạ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thời điểm chuyển dạ của người mẹ. Thế nhưng, ở mỗi thai kỳ đều có những yếu tố riêng về cơ địa, tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Nhiều mẹ không biết mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh. Ảnh minh họa
Nhiều mẹ mặc dù đã trải qua lần sinh đầu tiên rồi, nhưng với những lần mang thai em bé thứ 2, thứ 3 vẫn còn rất nhiều bối rối, không biết so với con so, con rạ thường sinh nhanh hơn hay muộn hơn, gần sát với ngày dự sinh hơn không.
Vậy so với con so, mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh? các mẹ cùng tìm hiểu bài viết bên dưới sẽ rõ nha.
Con rạ là gì? Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh?
Tại sao gọi là con rạ?
Con rạ là những đứa con được sinh sau con đầu lòng, con rạ còn gọi là con thứ.
Cụ thể theo cách hiểu đơn giản nhất, con so là em bé đầu tiên được sinh ra của các cặp vợ chồng. Trong dân gian thì con so được trở thành người con trưởng, còn con rạ là con thứ.
Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh?
Với một thai kỳ bình thường sẽ có thể kéo dài từ 38-40 tuần, tuy nhiên đối với con so thường sinh sớm, con rạ thì cứ đủ ngày đủ tháng em bé sẽ chào đời.
Dựa vào nhiều yếu tố để chẩn đoán mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia y tế, việc chẩn đoán ngày dự sinh con dạ vào tuần bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể, các bác sỹ sẽ dự sinh qua các yếu tố như:
- Dựa vào kết quả khi siêu âm: Ở mỗi thai nhi sẽ có giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi tuần tuổi thai nhi sẽ có chiều dài, cân nặng cùng các chỉ số khác nhau. Vì thế, dựa vào kết quả này để bác sỹ chẩn đoán thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi, sau đó dự đoán ngày sinh.
- Dựa vào chu kì kinh nguyệt của mẹ bầu: Các bác sỹ sẽ lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối (tức là ngày thứ nhất khi có kinh lần cuối) cộng với 9 tháng và 7 ngày nữa là sẽ ra số ngày dự sinh của mẹ.
Do đó mà khi đi siêu âm, bác sỹ thường hỏi mẹ về ngày đầu và cuối có kinh là khi nào để giúp chẩn đoán chính xác hơn về ngày dự sinh.
- Dựa vào thời gian thai cử động: Theo y học hiện đại thì tầm cuối tháng thứ 4, đầu tháng thứ 5 em bé trong bụng bắt đầu cử động. Như vậy, tính từ ngày này cộng với 20 tuần nữa sẽ ra được ngày dự sinh.
- Dựa vào thời gian phản ứng có thai: Cụ thể là các phản ứng có thai thường bắt đầu sớm nhất từ sau 6 tuần kể từ lúc thai phụ bị tắt kinh. Qua đó bác sỹ sẽ đưa ra ngày dự kiến sinh chính là ngày người mẹ phản ứng có thai cộng thêm với 34 tuần.
4 dấu hiệu quan trọng sắp sinh con rạ
1. Xuất hiện các cơn gò tử cung
Thông thường, các mẹ bầu thi thoảng sẽ cảm nhận được những cơn co thắt khi di chuyển hoặc cử động mạnh khi ở những tuần cuối thai kỳ.
Mặc dù cảm giác này còn mơ hồ, chưa rõ rệt, tần suất thưa thớt, diễn ra không lâu, nhưng đó chính là những cơn gò. Đây là một trong những dấu hiệu, báo hiệu quá trình chuyển dạ sắp xảy ra.
Nhất là thời điểm trước khi chuyển dạ vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày, những cơn gò sẽ xảy ra mạnh hơn, tăng dần cả về tần xuất và cường độ đau lẫn. Khi có cơn gò, người mẹ sẽ cảm thấy đau nhiều và căng cứng khắp vùng bụng.
Để giảm đau, mẹ có thể tắm hoặc ngâm bồn với nước ấm, cũng có thể chườm nóng để bớt đau.
2. Bong nút nhầy tử cung
Khi mang bầu, giữa cổ tử cung và âm đạo của người mẹ luôn có một nút nhầy chắc chắn. Nút nhầy này có tác dụng bảo vệ bào thai khỏi sự tấn công của các vi khuẩn từ bên ngoài vào túi ối.
Do vậy mà khi cổ tử cung mở ra, nút nhầy sẽ dần bong ra ngoài để em bé chuẩn bị chào đời thuận lợi.
Bong nút nhầy tử cung. Ảnh minh họa
Dấu hiệu của hiện tượng bong nút nhầy, là âm đạo của mẹ ra dịch nhầy, nhớt, màu hồng. Khi thấy dịch này có kèm rất nhiều máu thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức, bởi đây có thể là một trong những biểu hiện bất thường.
3. Chảy ối, vỡ ối
Khi các cơn gò tử cung xuất hiện sẽ tác động đến buồng tử cung, từ đókhiến áp lực trong buồng tử cung tăng nhanh.
Ngoài ra, sự di chuyển của đầu em bé xuống âm đạo sẽ tạo thành đầu ối. Đây chính là nơi có màng ối mỏng nhất và dễ vỡ. Tại vị trí tiếp giáp với cổ tử cung, khi đầu ối căng phồng lên sẽ bị vỡ ối.
Và khi màng ối bị vỡ, tùy thuộc vết rách màng ối lớn hay nhỏ sẽ có một lượng nước ối rỉ ra hoặc chảy ra ngoài.
Tình trạng vỡ ối cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện dày hơn và dồn dập hơn. Hơn nữa, dựa vào đặc điểm này mà bác sĩ sẽ thực hiện bấm ối nếu đến ngày dự sinh mà sản phụ không có cơn gò.
Việc bấm ối cho mẹ bầu sẽ khiến màng ối vỡ, nước ối chảy ra và qua đó kích thích các cơn gò được khởi phát một cách tự nhiên.
4. Những thay đổi khi thăm khám âm đạo
Các bác sĩ sẽ phát hiện được những dấu hiệu chuyển dạ qua quá trình thăm khám và kiểm tra bên trong âm đạo. Các dấu hiệu này bao gồm:
– Cổ tử cung của thai phụ có sự thay đổi: Khi các cơn gò tác động, cổ tử cung của người mẹ sẽ mở dần;
– Ngôi thai có sự tiến triển sau mỗi cơn gò tử cung của người mẹ;
– Hình thành đầu ối thai nhi (trong trường hợp màng ối còn nguyên, chưa bị rách).
Khi thấy thai phụ có đầy đủ các dấu hiệu trên, bác sĩ sẽ thông báo và dự đoán thời điểm thích hợp để người mẹ bắt đầu rặn. Tuy nhiên người mẹ cần lưu ý rặn theo các chu kỳ của cơn gò, điều này giúp tăng hiệu quả đẩy em bé ra ngoài.
Như vậy sau những thông tin ở trên, các mẹ đã có câu trả lời mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh rồi nhé, giờ thì yên tâm tầm bổ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để có được thai kỳ khỏe mạnh, em bé chào đời thuận lợi nha.
Các bài viết xem thêm:
Bé gái 6t đã dậy thì: BS chỉ nguyên nhân từ món trứng mẹ nấu hàng ngày
Phụ nữ đến kỳ thấy 3 dấu hiệu đừng chần chừ đi khám, nhẹ thì u xơ, nặng dễ ung thư
2 anh em bị ngộ độc, suy thận cấp vì uống vitamin D quá liều: Bác sĩ chỉ cách dùng chuẩn