Vận dụng cách đếm cử động thai giúp mẹ biết được con yêu trong bụng có khỏe mạnh hay không.

Cử động thai hay còn gọi là thai máy, đây là hiện tượng thai nhi trong bụng mẹ có những cử động như co, duỗi, xoay trở, đạp chân.... Và khi tuần thai càng nhiều thì người mẹ càng dễ cảm nhận được những cử động của em bé trong bụng.

Mẹ nào chưa biết cách đếm cử động thai thế nào mới chuẩn, hãy xem bài viết dưới đây sẽ rõ nha.

hình ảnh

Vận dụng cách đếm cử động thai giúp mẹ biết con khỏe hay không. Ảnh minh họa

Khi nào mẹ có thể vận dụng cách đếm cử động thai?

Khi em bé được 8 tuần tuổi, lúc này đã bắt đầu biết cử động. Vậy nhưng những cử động này quá nhẹ do bé còn quá nhỏ, do đó mẹ sẽ rất khó để cảm nhận được.

Đến khi thai nhi được 4 tháng tuổi, tức là vào khoảng tuần 15-16, cảm nhận về cử động của thai nhi, hay còn gọi là thai máy, sẽ rõ ràng hơn. Khi tuổi thai càng lớn, thời gian thai máy càng nhiều, thời điểm thai nhi cử động thai máy rõ ràng nhất là từ tuần 22 -34.

Những mấp máy của con trong bụng, dù là nhỏ nhất thì bất kỳ mẹ bầu nào cũng có cảm giác hạnh phúc. Bắt đầu từ lần cử động thai đầu tiên, rồi ngóng chờ những lần cử động thai tiếp theo của con.

Mẹ hạnh phúc khi lần đầu cảm nhận con mấp máy trong bụng

Mẹ hạnh phúc khi lần đầu cảm nhận con mấp máy trong bụng. Ảnh minh họa

Ở thời điểm này, mẹ bầu đã có thể học cách đếm cử động thai trong bụng qua những lần thai máy nhiều trong ngày. Đây cũng là phương thức tích cực và đơn giản nhất để bố mẹ cùng bác sĩ theo dõi em bé phát triển một cách hoàn chỉnh.

Cách đếm cử động thai như thế nào?

Trước khi đếm số lần cử động thai, mẹ bầu cần đi tiểu để làm trống bàng quang của mình, sau đó nằm thư giãn và đặt tay lên bụng để đếm.

1. Thai cử động ở vị trí nào?

Khi mẹ bầu nằm nghiêng một bên sẽ được thai nhi thích hơn, và vì vậy mà thai máy nhiều hơn. Bởi vì khi nằm nghiêng, máu được cung cấp nhiều hơn đến thai nhi.

Các vị trí đá chân,  đạp bụng của em bé có thể ở bất kì vị trí nào trong bụng của mẹ, thậm chí là bé lộn vòng nữa cơ. Nhưng chủ yếu thai máy nhiều nhất ở phần bụng dưới và phần bụng bên trái.

2. Cách đếm cử động thai trong vòng một giờ

Nếu em bé khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.

Trường hợp nếu có ít hơn 4 đợt cử động thai, mẹ bầu phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ. Và nếu trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, mẹ cần đến gặp bác sĩ để theo dõi tình trạng thai bằng những cách khác.

Mỗi ngày nên đếm cử động thai 2 – 3 lần, vào những giờ cố định. Nếu em bé, số lần thai máy sẽ giảm hoặc không có. Thời gian em bé ngủ khoảng 20-40 phút, và thông thường không quá 90 phút.

Có thể thể tiến hành đếm cử động thai máy sau khi ăn sáng, trưa hoặc tối. Theo khuyến cáo thì tốt nhất nên đếm số lần cử động thai sau ăn no và sau khi đã đi tiểu.

Như đã nói ở trên, nếu thai nhi khỏe mạnh mẹ sẽ đếm được hơn 4 lần cử động/ giờ. Tuy nhiên, trong 2 giờ liên tiếp mà thấy cử đông thai nhi có dưới 3 lần hay ít hơn, thì đây là dấu hiệu nguy cơ thai nhi yếu, tốt nhất mẹ nên đi khám để được theo dõi sức khỏe thai bằng máy Monitor.

Mẹ có thể cảm nhận được ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ

Mẹ có thể cảm nhận được ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ. Ảnh minh họa

Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, mẹ nên tính thời gian để cảm nhận hết 10 cú đá, cựa quậy, cú huých, hoặc cuộn tròn của thai nhi.

Chuẩn nhất là cảm nhận được ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ. Thế nhưng với những em bé khỏe mạnh, hiếu động thì mẹ vẫn có thể cảm nhận được 10 chuyển động trong thời gian ngắn hơn.

Trung bình mỗi ngày số lần cử động thai là 16 - 45 lần; khoảng cách tối đa ghi nhận giữa các lần thai cử động là 50 - 75 phút.

Số lần thai máy thường cao nhất ở khoảng tuần 28-32, sau đó sẽ giảm chút ít khi sắp sinh. Ở giai đoạn chuẩn bị sinh, số lần thai máy trung bình là 31 trong 1 giờ thai hoạt động.

Bài viết liên quan: 3 thời điểm thai nhi đạp nhiều chứng tỏ con có IQ cao, thông minh từ trong trứng

Đánh giá sức khỏe của em bé qua cách đếm cử động thai

Khi thai có biểu hiện cử động thai máy bất thường, tức là ít đi, đây có thể là tín hiệu của tình trạng em bé đang thiếu một lượng lớn ôxy.

Trường hợp này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân: Do thai quá ngày sinh hay thai chậm phát triển trong tử cung, lượng nước ối quá nhiều hay quá ít, đa thai, và các bệnh lý của mẹ như huyết áp cao hay đái tháo đường.

hình ảnh

Số lần thai máy phản ánh sức khỏe của em bé trong bụng. Ảnh minh họa

Tuy nhiên dù là nguyên nhân gì thì đều có ý nghĩa là em bé đang không được khoẻ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu cần biết cách theo dõi em bé bao nhiêu tuần thì thai máy, đếm số lần thai máy, nhất là sau khi thai nhi bước sang tháng thứ 7.

Bởi thai máy phản ánh sức khỏe của em bé trong bụng nên khi thai máy bất thường rất có thể đó là biểu hiện của suy thai, thai lưu, sinh non. Mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng.

Tóm lại, với cách đếm cử động thai sẽ giúp mẹ bầu chủ động theo dõi tình trạng em bé trong bụng có khỏe mạnh hay không để kịp thời xử lý khi gặp sự cố nha các mẹ.

Link bài xem thêm:

7 cách trị táo bón khi mang thai tháng cuối đơn giản mà hiệu quả

Ngứa vùng kín khi mang thai ảnh hưởng thế nào tới mẹ và bé?

Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh và dấu hiệu nào báo mẹ biết?