Lúc mang thai em thích nhất phương pháp thai giáo cho con ra đời thông minh nhanh nhạy. Dù không chắc chắc về tính xác thực, nhưng em đã thực hiện theo rất kỹ, nhất là mở nhạc cho cả hai mẹ con nghe.



Bắt đầu từ tháng thứ 3, em nghe nhạc thường xuyên, không đeo headphone, cứ mở nhạc dịu dịu vậy, cho cả hai mẹ con nghe chung. Ngoài nghe nhạc, em cũng dành thời gian 20 -30 phút mỗi tối để tâm sự với con.



Đến tháng thứ 5 thai kỳ, em bận việc quá nhiều nên tối về mệt phờ chỉ lăn ra ngủ là con đạp dữ dội, em phải tỉnh táo trò chuyện với con, cho con nghe nhạc lại thì con mới yên.



Lúc con mới chào đời, còn đang khóc rất dữ thì cô y tá ôm con qua cho mẹ xem mặt. Mẹ vừa gọi “Con trai ơi, nhìn mẹ đi nào” là con đang khóc bỗng im bặt ngay, cố gắng mở cả hai mắt để nhìn em luôn”. Rồi con vài ba tháng, con quấy khóc, mẹ chỉ cần nói Con ơi ngoan nào, hoặc kể lể nỗi vất vả của em là con ngoan hơn hẳn. Con cũng có những bước phát triển khá nhanh như 6 tháng em hỏi bóng đèn ở đâu là con biết đưa mắt lên nơi có ánh đèn chiếu ra. Hoặc con phản xạ tốt với âm nhạc, nghe nhạc là biết nhún nhảy huê tay múa chân rất đáng yêu.



Ai gặp cũng khen con em linh động hoạt bát, biết sớm. Em thấy phần lớn do em có ý thức thai giáo con ngay khi còn trong bụng, rồi khi con chào đời, em cũng siêng trò chuyện, gần gũi con nên con nhạy hơn các em bé khác.



Em chia sẻ với các mẹ 5 phương pháp thai giáo đơn giản, mẹ nào cũng có thể làm được cho con. Cũng như thai giáo được công nhận ở Việt Nam và rất nhiều nước khác trên thế giới.



1. Nói chuyện với bé


Hầu hết tất cả bà mẹ đều đã từng trò chuyện với em bé trong bụng, vì đây chính là cách tốt nhất để bắt đầu mối quan hệ của hai mẹ con. Hãy nói với con tất cả những gì mẹ đang nghĩ: về công việc một ngày, về những người mẹ giao tiếp, về những câu chuyện mẹ được nghe. Nhất là kể về cha của đứa trẻ, và hãy khuyến khích cha cũng trò chuyện với con như vậy. Nói chuyện với con suốt thai kỳ, em bé sinh ra sẽ ghi nhớ rõ rệt giọng nói của mẹ, đồng thời trí não bé phát triển nhanh hơn.



2. Đọc sách cho con nghe


Đọc sách là cách tương tác tuyệt vời với em bé trong bụng. Mẹ có thể đọc con nghe những mẩu chuyện về mẹ con, các bản nhạc và thơ ca, và tất cả những gì mẹ thích. Nghe đọc truyện suốt thai kỳ giúp bé sinh ra có thói quen nghe đọc sách, và bé tăng khả năng học hỏi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.



3. Cho con nghe nhạc


Mẹ hãy chọn loại headphone phù hợp và cho em bé nghe những bài nhạc du dương, nhẹ nhàng. Tùy mẹ thích nghe gì mà cho con nghe theo, gợi ý cho các mẹ là nhạc dành cho thai nhi, các bài hát thiếu nhi, thậm chí bản nhạc trữ tình mà mẹ thích. Một cách tuyệt vời khác để truyền thụ âm nhạc cho con chính là mẹ hát cho con nghe.



4. Massage em bé


Mẹ luôn thích cảm giác vuốt ve nhẹ nhàng trên bụng của mình, và cảm nhận lại con cũng đã tương tác lại với mẹ. Để massage hiệu quả, mẹ hãy vừa trò chuyện vừa massage để kích thích bé phản ứng lại hơn. Nhưng mẹ không nên xoa bụng quá nhiều, quá lâu sẽ kích thích cơn gò không tốt cho cả hai mẹ con.



5. Rọi đèn cho bé


Bác sĩ khuyên mẹ một điều thú vị để kích thích thị lực cho bé, chính là mẹ dùng đèn pin rọi vào bụng. Mẹ cứ thử một lần xem, sẽ thấy em bé di chuyển nhẹ nhàng và chầm chậm theo sự di chuyển của ánh đèn. Hoặc mẹ rọi tới đâu, nói cúp hà với con, để em biết rằng ánh sáng xuất hiện rồi mất đi tạm thời, để rồi lại xuất hiện ở một vùng khác. Rất thú vị phải không mẹ!



5 hoạt động này chính là cách thai giáo tích cực giúp kết nối tình cảm mẹ con, để con chào đời biết vâng lời mẹ hơn, đồng thời bé nhanh nhẹn, ham học hỏi, trí não phát triển tốt lên.


webtretho



Bác sĩ mách mẹ cách gọi sữa về dào dạt đủ nuôi cả 2 em bé sinh đôi ngay sau khi sinh


Bé gái rốn lồi ra như núm ty thứ 3, mẹ nuôi tặng cho món quà này sau 1 tháng rốn đẹp trở lại


Không cần đến 1 viên thuốc, đây là những cách giúp em vượt qua dễ dàng 10 triệu chứng 100% mẹ bầu gặp phải