Áp dụng chế độ ăn từng tuần cho bà bầu dưới đây sẽ giúp các mẹ nuôi thai nhi khỏe mạnh, con chào đời đạt chuẩn cả về cân nặng và tầm vóc.



Các mẹ nhà mình đã biết chế độ ăn uống thai kỳ như thế nào là khoa học chưa ạ? Em đây vừa sinh con gái được 3 tháng, nhờ tuân thủ chế độ ăn uống của bác sĩ hướng dẫn nên giờ bé nhà rất bụ bẫm, đáng yêu ạ, không bệnh vặt như nhiều đứa trẻ khác. Nhờ vậy nên em cũng tự tin lên đây chia sẻ với các mẹ bí quyết để có thai kỳ khỏe mạnh nhất đây ạ.



Thần thánh ơi, hồi bầu bì em có triệu chứng nào rõ rệt đâu, bữa đó cũng nhờ ăn tô canh mẹ chồng nấu mà em mới biết mình có thai đó. Ăn xong em bị nôn ói, đi khám bác sĩ mới biết mình có thai được một tháng. Trong một tháng đó, em ăn uống lung tung hết các mẹ à. Thích gì là ăn chứ em đâu biết có bé đâu mà chú ý này nọ.



Lúc biết tin dính bầu, em cũng hoảng hồn lo sợ không biết một tháng ăn uống không khoa học kiểu này có ảnh hưởng đến con trong bụng hay không. Cũng may, bé vẫn khỏe mạnh và không có dấu hiệu gì bất thường.



Mọi thứ trong sinh hoạt của em cũng bắt đầu thay đổi từ đó. Tất cả những thói quen ảnh hưởng không tốt đến con, em đều tránh hết. Đặc biệt, em rất nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống thai kỳ. Qua tham khảo bác sĩ, em được biết chăm sóc dinh dưỡng cho người mẹ trong giai đoạn thai kỳ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diên của thai nhi.



Tương ứng với từng giai đoạn của phát triển của bé trong bụng, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu cũng có sự khác biệt để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất nuôi thai nhi khỏe mạnh. Ngoài ra, bà mẹ cũng cần biết mình nên ăn gì và kiêng gì trong lúc mang thai để phòng tránh các bệnh dị tật cho thai nhi, bảo vệ sức khỏe người mẹ trong thai kỳ và sau khi sinh. Nếu các mẹ mình còn chưa rõ có thể tham khảo chế độ ăn từng tuần cho bà bầu được gợi ý chi tiết dưới đây ạ.



Tuần 1 - 4




Chế độ ăn trong tháng thai kỳ đầu tiên nên bổ sung các thực phẩm giàu axit floic



Đây là giai đoạn "thử thách" cả mẹ và bé. Nói như thế là bởi vì đây là thời điểm để thai nhi bắt đầu phát triển đủ các cơ quan. Giai đoạn thai nhi "chuyển mình" từ phôi sang bào thai, song song đó là sự hình thành nhau thai và dây rốn. Nhau thai là cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình vận chuyển dinh dưỡng, oxy để nuôi thai.



Cơ thể mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận rõ sự tồn tại của một cá thể mới trong cơ thể, dinh dưỡng thời điểm này cần chú trọng để tạo nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của bé về sau.



Kể từ giai đọan này, mẹ cần ý thức về tác hại của các món đồ ăn tươi sống, quá cay, quá mặn, các thức uống kích thích đều nguy hại đến con. Thay vào đó, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu axit floic nhưucải xanh, măng tây, súp lơ, các loại hạt,...đây là thành phần rất cho thai nhi trong 4 tuần đầu. Ngoài ra, bổ sung đủ axit floic còn giúp phòng tránh các bệnh dị tật ống thần kinh, dọa sảy, sảy thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ.



Tuần 5 - 12



Kể từ tuần thứ 5 trở đi, bà bầu có thể cảm thấy khó chịu vì những triệu chứng của cơn ốm nghén ngày một rõ hơn. Có mẹ thì rất bình thường, có mẹ thì lại rất nặng nề. Đôi khi các biểu hiện này có thể dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi, kiệt sức. Bổ sung vitamin B6 và kẽm sẽ giúp mẹ giảm đi các triệu chứng khó chịu này. Đồng thời, cơ thể trong tình trạng kiệt sức, mệt mỏi có thể dẫn đến hạ lượng đường, nặng có thể rất nguy hiểm đến thai kỳ. Ăn cơm trắng, bánh mì,...là một gợi ý hay để giúp các mẹ hạn chế việc tăng đường. Việc bổ sung đường bằng các loại nước ngọt hay các thức uống kích thích không phải là lựa chọn an toàn.



Ngoài ra, trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên này, nhiều mẹ bầu thường thèm ăn đột ngột. Chuyên gia lý giải cho điều này là do các mẹ thiếu chất, vì vậy hãy bổ sung nếu cơ thể đang bị thiếu. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý thực phẩm nào nên ăn và kiêng trong thai kỳ.



Tuần 13 - 16




Thai tuần 15, mẹ nên chú trọng bổ sung nhiều chất xơ



Trong 3 tuần này, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống bổ sung nhiều chất xơ, uống đủ nước để giúp cơ quan tiêu hóa được hoạt động tốt hơn. Bởi sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể ảnh hướng đến nhu động ruột, chứng táo bón thai kỳ xuất hiện khiến mẹ khó chịu.



Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn về sự thay đổi trong lượng cơ thể của mình, trung bình tăng khoảng 0.5kg/ tuần. Điều này cũng cho thấy bé trong bụng mẹ đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cân tăng thêm 300 calo mỗi ngày. Ngoài ra, các mẹ cũng cần duy trì việc tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, từ đó giúp bé hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất.



Tuần 17 - 24



Thính giác của thai nhi đã bắt đầu hình thành từ tuần 16, vì vậy mà các chuyên gia khuyên mẹ nên bắt đầu thai giáo cho con trong giai đoạn này như cho bé nghe nhạc, kể chuyện và trò chuyện cùng con. Tuy nhiên, thính giác chỉ hoàn thiện đầy đủ cấu trúc ở tuần 24. Trong 7 tuần này, nếu đi siêu âm mẹ có thể cảm nhận mắt của con đã bắt đầu hé.



Dinh dưỡng trong các tuần này, các mẹ vẫn cần đảm bủ đủ 4 thành phần chính là đạm, bột, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Các loại củ giàu chất betacarotene như cà rốt, khoai lang hay bí đỏ rất tốt đối với con trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ này, đồng thời bổ sung ác thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho mẹ.



Tuần 25 – 28


Theo thống kê có đến 80% phụ nữ sẽ mắc các triệu chứng như nôn, ợ nóng trong giai đọann này. Điều này cũng có thể dễ lý giải là vì trọng lượng của thai nhi gây nên áp lực cho thành dạ dày.



Các chuyên gia khuyên mẹ nên tránh thói quen ăn tối quá muộn, nên ăn trước khi đi ngủ tối thiểu là 3 tiếng. Mẹ có thể dùng một chiếc gối kê đầu khi ngủ để phòng tránh tình trạng trào ngược dạ dày.


Tuần 29 - 34





Dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tuần trong giai đoạn này cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất đam, chất bột, chất béo, nhóm các vitamin và khoáng chất. Không chỉ là đủ chất mà còn đủ lượng bởi nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi tăng cao trong những tháng cuối thai kỳ. Nếu không bổ sung đủ rất dễ khiến người mẹ bị kiệt sức, mệt mỏi trong tháng kế cuối thai kỳ này. Mẹ cần tăng thêm 300g calo mỗi ngày, phòng tránh bị đói mẹ nên dự trữ sẵn một ít hạt ngũ cốc, bánh mì tươi hoặc trái cây để ăn thêm trong các bữa phụ. Bữa ăn hằng ngày cần được cân bằng dinh dưỡng để tránh tình trạng thừa chất này, thiếu chất kia gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con và mẹ.



Tuần 35 – 40



Chúc mừng mẹ đã đã trải qua 8 tháng thai kỳ khỏe mạnh, chỉ còn khoảng 5 tuần này nữa là mẹ sẽ bắt đầu bước vào cuộc "vượt cạn". Để hành trình sinh nở được suôn sẻ nhất, mẹ cũng đừng quên những lưu ý trong chế độ ăn uống từng tuần trong giai đoạn này nhé! Cơ thể mẹ có thể tăng đến 12kg trong tháng cuối thai kỳ này và tiêu hao rất nhiều năng lượng. Nếu mẹ bầu tăng cân nhiều hơn số này có thể rất bình thường bởi phần trọng lượng này có thể là do chất lỏng, lượng máu và nhau thai. Cân nặng chuẩn của thai nhi thời điểm sắp sinh là 3kg.



Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn theo tuần trên đây và khám thai định kỳ nên bé nhà em mới chào đời khỏe mạnh. Mặc dù là bé gái nhưng em nhớ hồi con chào đời là được 3,3 kg, dài 51 cm đấy các mẹ. Các mẹ đang có ý định sinh con hoặc đang mang thai đều nên lưu ngay vào cẩm nag làm mẹ những kiến thức thật hứu ích này mà áp dụng để có thai kỳ khỏe mạnh nhất nha!