Cân nặng thai nhi là một trong những thước đo cơ bản giúp mẹ kiểm tra và đánh giá sự phát triển tổng quan của bé.
Trong các chỉ số thai nhi quan trọng thì chiều cao và cân nặng thai nhi là một trong những con số không thể thiếu. Dựa trên những số liệu này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cũng như hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất. Những trường hợp mang song thai, đa thai, cân nặng của từng bé có thể thấp hơn so với chuẩn bình thường. Tuy nhiên, bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế cũng chỉ mang tính tham khảo, do đó mẹ không cần quá lo lắng nếu chỉ số thai nhi có sự chênh lệch nhỏ so với bảng nhé!
Hướng dẫn mẹ cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
- Thai nhi 8 – 19 tuần: Chiều dài thai nhi được đo từ đầu đến mông. Trong giai đoạn này và suốt nửa đầu thai kỳ, bé ở tư thế uốn cong trong bào thai nên rất khó để xác định chính xác chiều dài và cân nặng thai nhi. Lúc này, chiều dài đo được gọi là chiều dài đầu mông.
- Thai nhi 20 – 42 tuần: Chiều dài thai được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, mẹ sẽ quan sát thấy sự tăng dần đều về kích thước và cân nặng thai nhi.
- Thai nhi 32 tuần trở đi: Đây là giai đoạn mà cân nặng thai nhi phát triển tối đa và những đường nét cuối cùng đến giai đoạn hoàn thiện.
Chỉ số thể hiện sự tăng trưởng cân nặng thai nhi theo tuần từ WHO (Nguồn: elsevierhealth)
Tuần thai | Cân nặng | Chiều dài |
Tuần 8 | 1gr | 1,6cm |
Tuần 9 | 2gr | 2,3cm |
Tuần 10 | 4gr | 3,1cm |
Tuần 11 | 7gr | 4,1cm |
Tuần 12 | 14gr | 5,4cm |
Tuần 13 | 23gr | 7,4cm |
Tuần 14 | 43gr | 8,7cm |
Tuần 15 | 70gr | 10,1cm |
Tuần 16 | 100gr | 11,6cm |
Tuần 17 | 140gr | 13cm |
Tuần 18 | 190gr | 14,2cm |
Tuần 19 | 240gr | 15,3cm |
Tuần 20 | 330gr | 16,4cm |
Tuần 21 | 360gr | 25,6cm |
Tuần 22 | 430gr | 27,8cm |
Tuần 23 | 501gr | 28,9cm |
Tuần 24 | 600gr | 30cm |
Tuần 25 | 660gr | 34,6cm |
Tuần 26 | 760gr | 35,6cm |
Tuần 27 | 875gr | 36,6cm |
Tuần 28 | 1.005gr | 37,6cm |
Tuần 29 | 1.153gr | 38,6cm |
Tuần 30 | 1.319gr | 39,9cm |
Tuần 31 | 1.502gr | 41,1cm |
Tuần 32 | 1.702gr | 42,4cm |
Tuần 33 | 1.918gr | 43,7cm |
Tuần 34 | 2.146gr | 45cm |
Tuần 35 | 2.383gr | 46,2cm |
Tuần 36 | 2.622gr | 47,4cm |
Tuần 37 | 2.859gr | 48,6cm |
Tuần 38 | 3.083gr | 49,8cm |
Tuần 39 | 3.288gr | 50,7cm |
Tuần 40 | 3.462gr | 51,2cm |
Tuần 41 | 3.600gr | 51,5cm |
Tuần 42 | 3.700gr | 51,7cm |
Thông qua chỉ số cân nặng và chiều dài của bé sẽ giúp bố mẹ theo dõi và phát hiện những nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Các chỉ số cân nặng và chiều dài của bé sau mỗi lần khám thai sẽ được bác sĩ thông báo cụ thể
- Trường hợp thai nhi bị thừa cân:
Điều này không chỉ khiến ca sinh của mẹ trở nên khó khăn mà còn gây tổn thương với các cơ quan sinh sản của mẹ, chẳng hạn như gây vỡ tử cung trong lúc sinh con. Trong các trường hợp bé thừa cân, để đưa bé ra ngoài thai phụ phải chọn phương pháp đẻ mổ. Từ đó dẫn tới trường hợp bé gặp phải các vấn đề như hạ đường huyết dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt,... và có thể dẫn tới tử vong. Thậm chí một số bé còn lại phải sống với các căn bệnh khó chữa như tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, ung thư,...
- Trường hợp thai nhi nhẹ cân:
Nguyên nhân mẹ không nạp đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày khiến cho bánh nhau nhỏ hơn bình thường, điều này khiến cho lượng máu tới nhau thai giảm và không lấy được dinh dưỡng cũng như các chất cần thiết khác. Vì vậy trẻ sẽ có nguy cơ ngạt thở, thiếu oxy và thậm chí có thể chết lưu. Khi sinh ra các bé có thể mắc phải các bệnh viêm phổi, hạ đường huyết, đa hồng cầu,...
Các bé nhẹ cân còn dễ gặp phải nguy chậm phát triển, chỉ số IQ kém hơn hẳn các bé khác. Dù thừa cân hay thiếu cân thì bé cũng có thể gặp những biến chứng nguy hiểm ngay từ trong bụng mẹ cho tới khi chào đời. Chính vì vậy, để đảm bảo trẻ không bị thừa cân hoặc thiếu cân mẹ cần ăn uống những thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi, không nên ăn những món ăn nhiều tinh bột, đường và chất béo. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào các bữa ăn hàng ngày
>>> Có thể bạn quan tâm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, bé khỏe mẹ không tăng cân
Những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi mà mẹ bầu cần lưu ý
Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi
Khi còn trong bụng mẹ, bé sẽ lấy dinh dưỡng từ cơ thể mẹ để phát triển. Vì vậy chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai sẽ giúp trẻ được phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh hơn. Ngược lại nếu mẹ ăn uống không lành mạnh, không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể thì bé sẽ không nhận được nhiều dinh dưỡng từ mẹ và sẽ bị thiếu chất, phát triển chậm và có thể mắc các bệnh khác. Ngoài ra, thai phụ cần chú ý đến các ngày đầu trong tam cá nguyệt thứ I, vì đây được xem là thời gian vàng để bé có thể phát triển tốt nhất. Do đó, các mẹ bầu cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.
Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Yếu tố di truyền từ cha và mẹ có ảnh hưởng tới 23% tới hình thái thai nhi. Tuy nhiên đây không phải là yếu tố có tính chất quyết định tới sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
Cân nặng thai nhi cũng được thể hiện rõ qua thứ tự sinh con
Con sinh sau thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên nếu khoảng thời gian giữa hai lần sinh quá sát nhau thì bé thứ hai cũng có thể bị nhẹ cân hơn.
Cân nặng thai nhi thay đổi phụ thuộc vào giới tính của thai nhi
Cân nặng của bé trai và bé gái hoàn toàn khác nhau
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì giới tính cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Thông thường cân nặng của bé trai và bé gái có sự chênh lệch rõ rệt. Cụ thể là cân nặng và chiều cao của bé trai thường sẽ ‘nhỉn’ hơn bé gái.
Số lượng thai nhi khi mẹ mang thai cũng ảnh hưởng đến chỉ số cân nặng thai nhi
Với những trường hợp mẹ mang song thai hoặc đa thai thì các chỉ số về chiều dài, cân nặng có thể chênh lệch cho với tiêu chuẩn.
Tình trạng sức khỏe của mẹ cũng tác động đến chỉ số cân nặng thai nhi
Trong quá trình mang thai mẹ hãy luôn nhớ phải theo dõi sức khỏe của mình
Nếu mẹ mắc các bệnh về tiểu đường và béo phì khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Các bé yêu rơi vào trường hợp này thì thường sẽ có chỉ số cân nặng hơn so với tiêu chuẩn thông thường. Vì vậy để đảm bảo sự phát triển của trẻ và khi ra đời trẻ không bị béo phì từ nhỏ, mẹ nên tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột. Cũng có trường hợp thai nhi bị thiếu cân hoặc mắc phải bệnh lý nào đó nếu mẹ bầu bị nghén, căng thẳng, bị cao huyết áp hoặc có sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, ma túy,... Vì vậy mẹ bầu nên tạo cho mình sự thoải mái và không dùng các chất kích thích để không làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Mức tăng cân của mẹ trong khoảng thời gian mà mẹ mang bầu cũng ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Việc mẹ tăng cân ít hay nhiều điều ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng của thai nhi
Đây là yếu tố quan trọng vì những bé sinh đủ ngày đủ tháng luôn khỏe mạnh và đủ cân hơn so với những bé bị sinh non. Với trẻ sinh non, ngoài thiếu cân trẻ còn phải đối mặt với chứng suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, rối loạn điện giải, canxi; nhiễm trùng, vàng da,... Chính vì vậy, việc đảm bảo cân nặng thai nhi là rất quan trọng. Do đó nếu mẹ tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại nếu tăng cân quá nhiều mẹ có nguy cơ phải sinh mổ do thai quá to.
>>>Bài viết tham khảo:
https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/growth-chart-fetal-length-and-weight-week-by-week_1290794
https://www.babycentre.co.uk/a1004000/average-fetal-length-and-weight-chart
>>>Xem thêm bài viết liên quan:
https://www.webtretho.com/f/lam-me-lan-dau/cach-tinh-can-nang-thai-nhi-don-gian-chinh-xac-2543364
https://www.webtretho.com/f/lam-me-lan-dau/can-nang-chuan-cua-thai-nhi-theo-tuan-2557040
https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/tung-tuan-chieu-cao-va-can-nang-thai-nhi-phat-trien-the-nay-la-chuan-nhat-me-bau-vao-xem-ngay-con-yeu-co-dat-khong-nao-2488708