Khi mang thai, cơ thể thai phụ có nhiều biến động về các hormone nội tiết tố, lưu lượng máu bên trong cơ thể cũng tăng nhanh hơn, đây là 2 nguyên nhân chính gây đau đầu, nhức đầu khi mang thai. Ngoài ra, ốm nghén, rối loạn giấc ngủ hoặc quá lo lắng cho thai nhi… cũng là những nguyên nhân khiến phụ nữ mang bầu thường xuyên bị các cơn đau đầu, nhức đầu ghé thăm.
Đau đầu khi mang thai là chứng bệnh khá phổ biến. Nếu không thận trọng, việc điều trị sẽ dai dẳng và gây mệt mỏi kéo dài cho bà bầu.
1. Nguyên nhân đau đầu khi mang thai
- Không ăn uống đủ chất gây ra tình trạng hạ đường huyết
- Thiếu máu làm oxy lên não kém
- Đứng lên quá nhanh khi đang ngồi hiến cơ thể không kịp điều chỉnh
- Nằm ngửa khiến tử cung chèn vào các mạch máu lớn làm nhịp tim và huyết áp giảm cũng là nguyên nhân gây đau đầu
- Do thay đổi thời tiết
- Tăng cân, stress tâm lý
- Đau đầy cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật
Đối với phụ nữ các yếu tố gây đau đầu có thể kể đến như: thiếu ngủ, thần kinh căng thẳng, thiếu máu, dùng nhiều chất kích thích như caffee hay rượu, bia; hạ đường huyết và nhiều yếu tố khác. Cơn đau có thể là chứng đau nửa đầu (một dạng bệnh đau đầu gây rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe hàng ngày của người bệnh).
Ngoài ra, phụ nữ bị đau đầu khi mang thai cũng do một số nguyên nhân khá đặc trưng:
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu: Thời điểm này cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là nồng độ nội tiết tố nữ. Những thay đổi hormone này dẫn đến căng cơ, những thay đổi về vóc dáng, quá trình lưu thông máu… Và vô tình, đau đầu xuất hiện như một phản ứng tự nhiên của cơ thể.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối: Vào giai đoạn này, thai nhi đã phát triển khá nhiều, trọng lượng thai nhi tăng lên, làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não và dẫn đến bệnh chứng đau nhức vùng đầu.
2. Đau đầu khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?Thực tế, nhiều thai phụ thường bỏ qua triệu chứng đau đầu khi mang thai,nhưng đây là triệu chứng báo hiệu nhiều nguy cơ tiềm ẩn tới thai nhi:
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu: Báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, tiền sản giật thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kì. Những phụ nữ trên 40 tuổi thì nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn khoảng từ 2-3 lần. Bệnh này thường phối hợp cùng với các bệnh cao huyết áp, phù, xuất hiện protein trong nước tiểu. Tuy nhiên không ngoại trừ có mẹ bầu bị tiền sản giật nặng và kéo dài, càn được theo dõi. Lúc này thậm chí chứng đâu đầu khi mang thai 3 tháng cuối cũng rấ nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Làm giảm chất lượng cuộc sống: nếu bạn bị đau đầu trong thai kì, khiến bạn luôn mệt mỏi, bị những cơn đau đầu hành hạ, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và con.
3. Cách chữa trị đau đầu khi mang thai
- Nghỉ ngơi đầy đủ: trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu, cơ thể chị em phải đối diện với những thay đổi chóng mặt do đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Cố gắng chợp mắt một lúc vào buổi trưa sẽ giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bị đau nửa đầu, các mẹ nên cố gắng ngủ trong một căn phòng yên tĩnh, tối mờ. Tránh thức khuya hay ngủ quá nhiều thay vào đó đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Khi thấy công việc nhà quá nhiều, chị em nên chủ động nhờ chồng và người thân giúp đỡ.Tập thể dục thường xuyên: Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm tần suất và mức độ đau đầu. Bởi vậy chị em nên ghi danh vào các lớp học yoga, thiền dành riêng cho bà bầu. Vài phút đi bộ loanh quanh nhà, công viên, vừa hít thở không khí trong lành, vừa thư giãn lại tốt cho sức khỏe cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ.
- Sử dụng những kĩ thuật giúp thư giãn: Thiền, sự liên hệ suy tưởng, yoga, tự thôi miên rất hữu ích cho bạn để giảm stress, đau đầu; Mát xa cổ vai lưng: sự thả lỏng cơ thể, cảm giác thoải mái sẽ giúp bạn giảm được những mệt mỏi vùng cổ, vai, lưng. Nếu có điều kiện, bạn nên tìm tới tiệm spa có dịch vụ mát xa dành riêng cho bà bầu hoặc nhờ tới “bàn tay vàng” của ông xã.
- Sự thả lỏng cơ thể, cảm giác thoải mái sẽ giúp bạn giảm được những mệt mỏi vùng cổ, vai, lưng. Nếu có điều kiện, bạn nên tìm một trung tâm mát xa cho bà bầu chuyên nghiệp.Quan tâm đến chế độ ăn uống: Các bác sĩ khuyên rằng khi mang bầu, chị em nên cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước (có thể thấy qua màu nước tiểu, màu nước tiểu càng đậm, vàng thì càng thiếu nước) nhằm hạn chế nguy cơ đau đầu.
- Ngoài ra, các mẹ nên cố gắng chia nhỏ bữa ăn và mang theo các loại snack như hoa quả khô, các loại hạt trong túi để có thể “ứng phó” với mọi hoàn cảnh. Giảm dần và hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống chứa caffein hay chất cồn là cách giúp chị em tránh xa những cơn đau như muốn nổ tung đầu.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Khi bị đau đầu do viêm xoang, chị em nên đặt một túi chườm ấm ấm quanh mắt và mũi. Chườm lạnh ở cổ sẽ rất hiệu quả đối với những trường hợp đau đầu do căng thẳng, stress…Chị em có thể cho túi chườm vào lò vi sóng hoặc tủ lạnh trước khi sử dụng để làm ấm và làm mát.
- Tắm hoa sen: Đối với một vài người chịu những cơn đau nửa đầu, họ thường đi tắm. Việc tắm có thể tạm thời làm cho đỡ đau nhức. Nếu như bạn không thể tắm, hãy vã nước lạnh lên mặt. Tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm sẽ tốt cho những người bị đau nhức cả đầu.
- Đừng để mình quá khát hoặc quá đói: Để ngăn lượng đường giảm trong máu (nguyên nhân chung dẫn tới việc đau đầu), bạn nên ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn. Nếu như bạn thường xuyên di chuyển, bạn nên mang theo những thức ăn nhanh như bánh quy giòn, hoa quả, sữa chua.
- Bạn cũng đừng quên, uống nhiều nước sẽ giúp bạn không bị háo nước. Uống từng ngụm nước thật chậm nếu như bạn bị đau nửa đầu và bị nôn mửa.
4. Cách phòng tránh đau đầu khi mang thai
- Tập luyện hàng ngày. Hãy thử đi bộ hoặc luyện tập các bài aerobic phù hợp với sức khỏe của bạn.
- Kiểm soát căng thẳng. Hãy tìm các giải pháp lành mạnh để kiểm soát áp lực trong cuộc sống như phân bổ công việc hợp lý và giành nhiều thời gian bên cạnh người thân.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Các bữa ăn nhỏ và đều đặn giúp bạn duy trì lượng đường huyết ổn định và ngăn ngừa cơn đau đầu.
- Uống nhiều nước. Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể sẽ mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái.
- Đi ngủ đúng giờ. Ngủ chập chờn và thiếu ngủ sẽ dẫn đến đau đầu trong thời kỳ mang thai. Bạn nên đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ hàng ngày, kể cả ngày cuối tuần.
Xem xét liệu pháp phản hồi sinh học. Với kỹ thuật tâm-thể, bạn có thể học cách kiểm soát các chức năng cơ thể - như căng cơ, nhịp tim và huyết áp- để phòng ngừa đau đầu và giảm đau. Nếu bạn muốn thử liệu pháp phản hồi sinh học để chữa trị cơn đau đầu trong thời kỳ mang thai, hãy xin tư vấn của bác sĩ trị liệu.
Lưu ý:
Khi điều trị chứng đau đầu khi mang thai, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, kể cả thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc.
Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, những cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng như cản trở giấc ngủ, kèm theo dấu hiệu sốt, đau bụng, đau răng, đau mắt…, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị chứng đau đầu trong thời kỳ mang thai.