Tiêm phòng cho bà bầu khi mang thai là một trong những cách bảo vệ sự an toàn cho mẹ và thai nhi.

Không phải tự nhiên mà các bác sĩ yêu cầu mẹ phải tiêm phòng cho bà bầu đâu, là bởi vì trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ thường rất yếu dễ bị một số các virus tấn công khiến mẹ nhiễm bệnh, không chỉ hại sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên lần đầu làm mẹ, có lẽ còn nhiều bỡ ngỡ không biết sẽ phải tiêm những mũi vắc-xin nào. Vậy để em chia sẻ giúp mẹ rõ hơn nhé!

tiêm phòng cho bà bầu tháng đầu

Ảnh minh họa. Nguồn: Kernodle

Khuyến cáo những mũi vắc-xin nên tiêm trước khi mang thai

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước khi mang thai, nếu có điều kiện thì mẹ hãy tiêm phòng những mũi sau đây là để bảo vệ cho cả mẹ và bé sau này:

Vắc-xin ngừa sởi – quai bị – Rubella

Bởi các bệnh này thường lây qua đường hô hấp, không may nếu mẹ nhiễm bệnh, có thể khiến thai nhi chậm phát triển, nguy cơ dị tật là rất lớn, thậm chí gây hậu quả trẻ sinh non hoặc thai chết lưu… Đặc biệt virus Rubella có khả năng làm ảnh hưởng não, tim, tai, mắt của thai nhi.

Thời điểm tiêm mũi này tốt nhất là khoảng từ 03 tháng đến 06 tháng trước khi mang bầu, chậm nhất là từ 01 tháng đến 03 tháng.

Vắc-xin ngừa thủy đậu

Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu mẹ mắc phải trong lúc mang thai, có thể khiến trẻ bị thủy đậu bẩm sinh hoặc dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân hoặc bại não… Nếu như mẹ chưa từng tiêm mũi này thì nên tiêm 1 mũi vào thời điểm tùy ý và mũi 2 cách mũi 1 sau từ 4 đến 8 tuần. Trong trường hợp mẹ đã tiêm vắc-xin này lúc còn nhỏ thì chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại trước khi có kế hoạch mang thai 03 tháng.

Vắc-xin ngừa viêm gan B

Nghe tên chắc mẹ cũng đoán được virus này khiến mẹ mắc bệnh viêm gan B và trong quá trình chuyển dạ có thể lây từ mẹ sang con, gây nhiễm trùng gan và nguy hiểm đến tính mạng. Thế nên để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn mẹ trong suốt thai kỳ đến khi sinh nở, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra mình có mắc bệnh này không và tiêm chủng trước khi mang thai để phòng bệnh.

Vắc-xin ngừa cúm

Thấy không quan trọng vậy đó, nhưng nếu mẹ bị cúm trong lúc mang thai thì có thể gây nguy cơ dị tật tim, sứt môi hở hàm ếch cho thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Trước khi có kế hoạch mang thai 01 tháng, mẹ nên tiêm mũi này và nên tiêm nhắc lại vào mỗi năm.

Vắc-xin ngừa bạch hầu – ho gà – uốn ván

Cùng là nhóm bệnh lây qua đường hô hấp và nguy cơ nhiễm bệnh trong lúc mang thai là rất cao, đặc biệt là nếu chủ quan với những vết thương hở có thể gây ra bệnh uốn ván. Nếu trước đây khi chưa kết hôn mẹ đã tiêm vắc-xin ngừa kết hợp 3 bệnh này thì thôi, vì theo khuyến cáo người lớn nên tiêm ít nhất 01 lần và nhắc lại mỗi 10 năm.

Quá trình mang thai, mẹ tiêm phòng cho bà bầu những mũi nào?

Để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ và quá trình chuyển dạ sinh con, mẹ nên tiêm phòng cho bà bầu những mũi vắc-xin ngừa:

Bệnh uốn ván

Tính từ lúc mang thai trở về trước trong vòng 5 năm, nếu mẹ chưa từng tiêm vắc-xin ngừa uốn ván thì hãy tiêm và phải tiêm 2 mũi trong lúc mang thai. Mũi 1 được tiêm từ tuần thứ 20 trở đi và mũi 2 sau ít nhất 4 tuần, mẹ nên tiêm các mũi trước lúc dự sinh trước ít nhất 01 tháng. Khi đã tiêm đủ 2 mũi, mẹ có thai lần nữa chỉ cần tiêm 1 mũi vắc-xin phòng uốn ván là được.

Bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván

Nếu như trước khi mang thai chưa tiêm vắc-xin ngừa kết hợp 3 bệnh này thì lúc mang bầu mẹ nên tiêm vào tuần thai thứ 27 đến 35 đề phòng trẻ sơ sinh mắc các bệnh này làm suy yếu hệ miễn dịch.

Mẹ có thể đến đâu để tiêm phòng cho bà bầu?

Lần đầu làm mẹ nhiều bỡ ngỡ, nếu như mẹ chưa biết tiêm phòng cho bà bầu ở đâu thì mẹ có thể tham khảo một trong các điểm sau đây đã được Bộ Y tế chứng nhận đảm bảo chất lượng và an toàn:

  • Trung tâm Y tế dự phòng huyện hoặc quận nơi mẹ cư trú.
  • Bệnh viện sản khoa nơi mẹ khám thai.
  • Bệnh viện đa khoa gần nơi mẹ cư trú.
  • Viện vệ sinh dịch tễ.
  • Trung tâm Tiêm chủng Quốc gia.

tiêm phòng cho bà bầu khi nào


Ảnh minh họa. Nguồn: Yale Medicine

Một số lưu ý khi tiêm phòng cho bầu

Không chỉ riêng tiêm phòng cho bà bầu mà bất kể khi nào tiêm vắc-xin cũng sẽ gây ra một số phản ứng chẳng hạn như đau sưng ở vị trí tiêm hoặc sốt nhẹ. Gặp tình huống này, mẹ nên lau mát người rồi chườm khăn ấm, đồng thời mẹ nên uống nhiều nước và tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây tươi để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Dù vậy, nếu như gặp tình huống xấu hơn như sốt hoài không hạ, mệt mỏi hoặc có biểu hiện khác lạ thì mẹ nên đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra và xử lý kịp thời nha.

Hy vọng với những kiến thức bổ ích về việc tiêm phòng cho bà bầu sẽ giúp mẹ nắm rõ thông tin để có kế hoạch bảo vệ sức khỏe bản thân và con yêu của mình nha.

Mời mẹ xem thêm bài viết liên quan:

>>> Mẹ bầu tiêm vắc xin phòng nCoV phải đóng 1,5 triệu, bệnh viện lên tiếng: 'Phải trả phí khám thai'

>>> Nghiên cứu mới: Mẹ bầu tiêm vaccine ngừa cô Vi, con 6 tháng tuổi nhiều khả năng có kháng thể