Nhiều bà bầu gặp tình trạng ù tai khi mang thai. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây khó chịu trong các sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.
Nguyên nhân ù tai khi mang thai là gì?
Thiếu máu, thiếu sắt là nguyên nhân chính dẫn đến chứng ù tai khi mang thai. Khi cơ thể thiếu máu, lượng ô-xy lên não không đủ gây ù tai. Nhu cầu sắt của mẹ bầu tăng cao so với bình thường để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.
Vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu này, mẹ bầu nên chịu khó tăng cường bổ sung thuốc sắt cho bà bầu để giảm bớt tình trạng khó chịu này.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến chứng ù tai mẹ bầu nên tham khảo:
- Bà bầu mắc bệnh viêm tai giữa, viêm màng nhĩ tai…
- Bầu bị viêm nhiễm ở vùng tai, mũi, họng.
- Bầu bị rối loạn mạch máu vùng tai do chứng xơ vữa mạch,…
- Mắc bệnh rối loạn chuyển hóa do các bệnh về tuyết giáp, thiếu máu và vitamin gây nên.
- Tâm lý không ổn định, mệt mỏi, lo âu, mất ngủ, chán ăn…
- Bị chấn thương vùng đầu.
- Dùng thuốc gây tác dụng phục cho tai.
- Sống trong môi trường quá ồn ào, huyên náo.
- Uống cà phê, rượu, bia thường xuyên.
Điều trị ù tai khi mang thai như thế nào?
Với bà bầu bị ù tai, điều trị làm sao cho có hiệu quả mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi trong bụng là mong muốn của nhiều người. Nếu đang bị ù tai trong khi mang thai, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị như sau:
Các mẹo chữa ù tai trong dân gian
Có rất nhiều mẹo chữa ù tai mà các chị em đang mang thai có thể áp để cảm thấy dễ chịu hơn như:
- Cách 1: Đặt 2 lòng bàn tay lên 2 tai, sau đó từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho 2 tai có cảm giác nóng lên. Tiếp theo, dùng ngón tay giữa bịt lỗ tai rồi kéo tay ra. Thực hiện thao tác này nhanh và lặp đi lặp lại khoảng 50 lần.
- Cách 2: Bạn thực hiện gõ trống tai bằng cách úp lòng bàn tay vào 2 bên tai, các ngón tay xuôi về phía sau rồi ấn thành nhịp một nặng, một nhẹ. Thực hiện thao tác này khoảng 30 lần. Tiếp theo, dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa gõ vào phía sau tai khoảng 30 lần.
- Nếu mẹ nào bị ù tai kéo dài thì có thể điều trị tại nhà bằng cách rang một ít muối hạt, cho vào 1 túi nhỏ rồi chườm quanh tai khi còn ấm. Hơi nóng dịu nhẹ của muối sẽ mang đến tác dụng giảm ù tai hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp cải thiện ù tai hiệu quả. Nếu đang bị ù tai khi mang thai, bạn cần chú ý chế độ sinh dưỡng như sau:
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt, magie, kẽm vì những loại vitamin tổng hợp cho bà bầu này vừa tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung lại vừa tốt cho thính lực nói riêng.
- Bạn nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ dưỡng chất, ít đường và chất béo bão hòa, cũng như tăng cường trái cây và rau quả.
- Nên tránh xa những thực phẩm có chất kích thích vì chúng không chỉ khiến ù tai thêm nặng mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Thực phẩm có chất kích thích cao đôi khi còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng ù tai. Bạn nên tránh các thực phẩm như: Cà phê, thức ăn có đường, thức ăn mặn, thực phẩm nào có chứa bột ngọt, nước ngọt và các thức uống có ga khác,…
Thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm ù tai khi mang thai
Một số thói quen sinh hoạt có thể là nguyên nhân ù tai hoặc khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn, bao gồm:
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài. Nếu có thói quen sử dụng tai nghe thì bạn nên ngừng lại. Tốt nhất chỉ nên nghe nhạc bằng tai nghe ở mức không quá 60% âm lượng tối đa và không nghe liên tục quá 60 phút mỗi ngày.
- Không ngoáy tai vì nó có thể ảnh hưởng tới thính lực và gây ra tình trạng ù tai, điếc tai.
- Không sử dụng điện thoại trong thời gian quá dài. Khi dùng điện thoại, tốt nhất nên bật loa ngoài để nói chuyện thay vì áp vào tai theo cách thông thường.
- Khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn, nên sử dụng các thiết bị bảo vệ tai hoặc đơn giản hơn là nút bông bịt tai để tình trạng bệnh không tiến triển nặng thêm.
- Khi tắm nên hạn chế cho nước lọt vào tai vì nó có thể gây nhiễm trùng, viêm nhiễm – nguyên nhân hàng đầu gây ù tai, giảm thính lực.
Nguồn: Tuticare.com