Bị bong rau khi mang thai có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và em bé.
Bong rau thai thường xảy ra đột ngột, ngoài việc xử lý y tế kịp thời, vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu cũng rất quan trọng. Vậy bị bong rau khi mang thai nên ăn gì? Bài viết này giúp các mẹ bổ sung thêm kiến thức cho mình để có một thai kỳ an toàn, khoẻ mạnh.
Bị bong rau khi mang thai là gì?
Bong rau khi mang thai (hay còn gọi là bong nhau thai) là hiện tượng nhau thai bóc tách một phần hoặc toàn bộ khỏi thành tử cung quá sớm, dẫn đến hiện tượng xuất huyết, tụ máu gây cản trở quá trình trao đổi oxi, chất dinh dưỡng từ mẹ tới thai nhi.
Bong rau thai rất dễ xảy ra trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, nhất là trong vài tuần cuối trước khi sinh.
Bong rau thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ
Nguyên nhân bị bong rau khi mang thai
Mặc dù bong rau khi mang thai không phải hiếm gặp song Y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bong rau thai được phát hiện có liên quan với các sang chấn mẹ gặp phải trong thời gian bầu bí như:
- Tiền sản giật: Những phụ nữ mang thai bị tiền sản giật thì nguy cơ bong rau thai cao hơn những người khác.
- Chấn thương vùng bụng: Bong rau thai cũng dễ xảy ra khi bị lực tác động lớn như ngã hoặc va chạm mạnh.
- Thủ thuật can thiệp y tế chọc ối, lấy máu cuống rốn,… cũng có thể khiến rau thai bị bong.
Ngoài ra, thai phụ có những vấn đề dưới đây dễ bị bong rau khi mang thai:
- Tăng huyết áp: Đặc biệt là tăng huyết áp có kèm đạm niệu, do nhiễm độc thai nghén.
- Yếu tố tuổi tác: Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi có nguy cơ bị bong rau thai lớn hơn đối tượng ở độ tuổi còn lại.
- Có tiền sử bong rau thai: Mẹ bầu đã từng bị rau bong rau ở lần mang thai trước sẽ có nguy cơ cao tiếp tục tái phát ở lần mang thai sau.
- Lạm dụng chất kích thích: Phụ nữ mang thai hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích khi mang thai ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi, trong đó làm tăng nguy cơ bong rau thai.
- Rối loạn đông máu: Rối loạn đông máu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, khiến rau tách xa khỏi thành tử cung.
- Đa thai: Mẹ mang đa thai có nguy cơ bong rau thai cao hơn bình thường.
Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi có tỉ lệ bong rau thai lớn hơn
- Phụ nữ mang thai có chế độ ăn uống không điều độ, làm việc nặng, vệ sinh và chăm sóc thai kém cũng rất dễ bị bong rau thai.
Những dấu hiệu bị bong rau khi mang thai
Bị bong rau thai thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Xuất hiện cơn đau ở vùng bụng dưới một cách đột ngột, có thể đau dữ dội. Ban đầu ở khu vực tử cung sau đó lan rộng đến lưng, hông và khắp cả bụng.
- Khi bị bong nhau thai, mẹ bầu có thể bị ra máu âm đạo. Tuy nhiên, đôi khi máu bị tắc lại phía bên trong tử cung, vì vậy ngay cả khi bị bong nhau thai nghiêm trọng, có thể không thấy xuất huyết.
- Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị choáng và có dấu hiệu tiền sản giật.
Bị bong rau khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, tùy vào tình trạng bong sẽ đưa ra được mức độ nguy hiểm với mẹ và thai nhi. Nếu mức độ bong khoảng 10%, mẹ bầu sẽ được chỉ định dưỡng thai và em bé có thể phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Khi mức độ bong ở khoảng 30%, sẽ có nguy cơ bị sảy thai. Còn mức độ bong rau cao quá 50% trở lên thì khả năng cao là thai nhi sẽ không thể giữ được.
Mẹ bầu bị bong rau ở mức độ nặng dễ dẫn đến tình trạng sốc do mất máu, nguy cơ gây suy thận hoặc tổn hại đến các cơ quan khác.
Một số loại cháo mà mẹ bầu nên ăn khi bị bong rau thai
Đối với thai nhi, bong rau thai có thể hạn chế tăng trưởng của em bé do không nhận đủ oxi hoặc chất dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng sinh non, thai bị lưu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? Gợi ý thực đơn cho cả tuần
Mẹ bầu cần làm gì khi bị bong rau thai
Khi mẹ bầu có những dấu hiệu nghi ngờ bị bong nhau thai việc đầu tiên là đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời. Việc điều trị như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ bệnh của thai phụ mà bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra mẹ bầu cần nghỉ ngơi trên giường, không làm bất cứ việc gì dù là nhẹ nhàng, hạn chế di chuyển. Tuyệt đối tránh quan hệ tình dục hoặc va chạm vào vùng bụng để tử cung không bị co bóp gây nguy cơ bong rau nặng hơn.
Bị bong rau khi mang thai nên ăn gì?
Theo kinh nghiệm dân gian, có một số thực phẩm đặc biệt tốt mà mẹ bầu bị bong rau thai nên dùng như củ gai tươi, lá khoai sọ và một số món cháo bổ dưỡng.
- Củ gai: Củ gai tươi được chứng minh không độc, có tính ngọt, hàn, dễ dùng, dễ kiếm. Theo Đông y, củ gai là một loại thuốc an thai an toàn giúp chữa bong màng nuôi, tụ dịch dưới màng, bong rau thai hiệu quả.
- Lá khoai sọ: Theo Đông y, lá khoai sọ có vị cay, tính mát không chỉ giúp mẹ bầu an thần mà còn có tác dụng chữa tiêu chảy, cầm mồ hôi tốt.
Với thực phẩm ăn hàng ngày, mẹ bầu nên chọn những loại đồ ăn tễ tiêu, loãng. Ví dụ như các đồ ăn dưới đây:
- Cháo cá chép: Cá chép đem hầm với gạo nếp, hạt đậu đỏ hay nấu chung với hành nghệ đều có tác dụng an thai cho bà bầu. Ngoài ra, còn tác dụng chống chứng phù, bổ khí huyết, giảm mệt mỏi, cải thiện thiếu máu...
- Cháo tim heo: Mẹ bầu ăn cháo tim heo sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.
- Trứng gà: Luộc trứng gà với rượu cho thai phụ ăn hàng ngày sẽ giúp an thai, bồi bổ cơ thể, tránh được sự suy nhược của sức khỏe.
Nhận biết sớm tình trạng bong rau rất quan trọng vì càng kéo dài, mức độ nguy hiểm càng tăng
Ngoài ra mẹ bầu nên ăn nhiều loại trái cây tươi và rau xanh tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.
Các thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi bị bong rau thai
- Tuyệt đối nói không với các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá và những chất gây hại khác
- Không nên dùng các thực phẩm tái sống, gỏi hoặc chưa được nấu chín.
- Hạn chế các đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu, bị hỏng.
- Hạn chế các loại đồ ăn có tính hàn như: ngêu, sò, ốc, hến.
- Không ăn các loại rau gây co bóp tử cung như: rau ngót, rau sam, đu đủ, rau răm,...
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bị bong rau khi mang thai nên ăn gì. Hi vọng có thể giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức bổ ích, vững vàng hơn khi đối mặt với những hiện tượng không mong muốn trong quá trình mang thai và sinh con.
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
Ăn gì để giảm buồn nôn khi mang thai? Lời khuyên dành cho mẹ bầu