Bảng cân nặng của thai nhi là thước đo tham khảo để các mẹ bầu biết sự phát triển của con khi bé còn trong bụng mẹ.
Một trong những mối lo lớn nhất của các mẹ bầu là không biết em bé của mình có được phát triển toàn diện hay không. Lúc này, bạn cần có một bảng cân nặng của thai nhi để theo dõi và qua đó, có thể chăm sóc tốt cho bản thân, giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh.
Bảng cân nặng của thai nhi
Mỗi một thai nhi sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Trung bình thì khi đủ tháng đủ ngày, thai nhi sẽ đạt cân nặng khoảng 3,5kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2cm. Tuy nhiên, tùy từng chủng tộc mà chiều cao và cân nặng của thai nhi cũng có những điểm khác biệt.
Bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam sẽ có độ chênh lệch so với cân nặng và chiều cao của thai nhi quốc tế. Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của thai nhi Việt Nam theo từng tuần mà các mẹ bầu có thể tham khảo:
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam
Hai thông số mà mẹ bầu cần lưu ý trong bảng này đó là chiều cao và cân nặng của bé. Dựa trên bảng chỉ số cân nặng của thai nhi, mẹ bầu có thể so sánh với kết quả siêu âm của bác sĩ. Từ đó có thể biết thai nhi phát triển khỏe mạnh và đạt chuẩn hay không.
Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi
Ở mỗi một thời điểm khác nhau, bác sĩ sẽ có những cách đo chiều dài và cân nặng khác nhau. Cụ thể như sau:
Thai nhi phát triển thay đổi theo từng tuần
- Trong 3 tháng đầu, chiều dài đầu mông của em bé được đo từ đầu đến mông và được gọi là CRL. Thời điểm này thì thai nhi còn rất nhỏ nên bác sĩ chưa thể xác định chính xác trọng lượng của thai nhi. Vì thế, bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi thường sẽ bắt đầu đo từ mốc tuần thứ 8 trở đi.
- Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, bác sĩ sẽ không còn đo chiều dài đầu mông để chẩn đoán trọng lượng thai nhi nữa. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ đo đường kính ở đỉnh đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi của bé. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được trọng lượng của thai nhi. Lúc này, bảng theo dõi cân nặng của thai nhi sẽ giúp bạn biết sự phát triển của con yêu có đạt chuẩn hay không.
- Trong những tháng cuối cùng, bác sĩ vẫn sử dụng đường kính đỉnh đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi của bé để tính toán trọng lượng bé. Bắt đầu từ tuần thứ 32, những đường nét trên khuôn mặt bé cũng rõ hơn. Thời điểm này là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nhất, cũng là lúc mà các mẹ phải theo dõi bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo tuần để biết chế độ ăn uống khi mang thai đã hợp lý hay chưa. Làm sao cho con yêu vẫn đạt chuẩn mà vẫn có thể đảm bảo sức khỏe để trải qua cơn vượt cạn sắp tới.
>>> Có thể bạn quan tâm: 14 dấu hiệu mang thai trong tuần, tháng đầu tiên cực kỳ chuẩn xác
Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của thai nhi
Một số mẹ sau khi xem bảng đo cân nặng của thai nhi theo tuần và thấy con mình nhẹ cân hơn thì bắt đầu cảm thấy lo lắng vì sợ con bị chậm phát triển. 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến 2 chỉ số cân nặng và chiều cao của thai nhi mà các mẹ bầu cần lưu ý:
Mẹ bầu nên thăm khám định kỳ để biết con mình có đang phát triển bình thường hay không
- Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Theo các nhà khoa học thì yếu tố này chiếm từ 60% đến 70% sự phát triển cơ thể của thai nhi.
- Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoặc bị béo phì thì con sinh ra sẽ cao lớn hơn những thai nhi khác. Việc theo dõi bảng đo cân nặng chuẩn của thai nhi chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi. Ngoài ra, việc mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ cũng dễ khiến em bé trong bụng phát triển nhanh, dẫn đến nguy cơ phải đẻ mổ do cân nặng của con vượt chuẩn.
- Nếu bạn mang song thai hoặc 3 thai thì bảng cân nặng của thai nhi cũng khác hoàn toàn so với việc bạn chỉ mang một thai. Thông thường thì cân nặng của mỗi thai nhi khi bạn mang song thai sẽ nhẹ hơn cân nặng chuẩn. Và điều này thì hoàn toàn bình thường.
- Ở mỗi dân tộc và mỗi quốc gia khác nhau, vóc dáng và cân nặng chuẩn của bố mẹ cũng khác nhau. Do đó, nếu bố mẹ đều là người Việt Nam thì khi mang thai, bạn nên tham khảo bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam để biết con mình có đang phát triển tương đương những thai nhi Việt Nam khác hay không.
Bảng cân nặng của thai nhi là một chỉ số quan trọng mà các mẹ bầu nên theo dõi và đối chiếu thường xuyên. Nếu thăm khám và thấy thai nhi của mình phát triển lệch quá nhiều so với bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi, mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Đồng thời, các mẹ bầu cũng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết chế độ dinh dưỡng của mình có đang phù hợp với sự phát triển của con yêu hay không. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!
Xem thêm bài viết liên quan:
12 tuần thai nhi phát triển như thế nào trong bụng mẹ?