Táo bón khi mang thai rất khó chịu, làm sao chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất?
Táo bón không chỉ bất tiện mà nó có thể mang lại các triệu chứng không mong muốn khác như đau bụng, đau lưng, đầy bụng, cọc, mệt mỏi và thậm chí là đau đầu. Các mẹ có biết cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất chưa? Những mẹo dưới đây có thể áp dụng cho cả những người không mang thai đấy.
Có phải bà bầu nào cũng bị táo bón?
Táo bón khi mang thai là gì?
Táo bón là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ trong suốt thai kỳ
Táo bón khi mang thai là tình trạng khó khăn hoặc đôi khi là tạm thời không có khả năng đi đại tiện lúc mang thai. Điều này có thể bao gồm cảm giác không có nhu cầu đi ngoài, cảm giác như bạn cần phải “đi” nhưng không thể, rặn mà không có kết quả hoặc rất ít, đau khi đi đại tiện và đi ngoài ra phân cứng và khó tống ra ngoài.
Táo bón khi mang thai có thể là tình trạng chỉ xảy ra một vài lần. Tuy nhiên, đối với hầu hết mẹ bầu, nó xảy ra trong suốt thai kỳ
Táo bón khi mang thai ảnh hưởng thế nào?
Bị táo bón khi mang thai có thể là một trải nghiệm khó chịu. Nhiều mẹ bầu cho biết họ cảm thấy nặng nề, đầy hơi, đau nhức quanh bụng dưới và lưng, gần như liên tục có cảm giác cần đi vệ sinh, đau khi đi đại tiện, và mệt mỏi.
Khi nào táo bón bắt đầu trong thai kỳ?
Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, táo bón bắt đầu trong tam cá nguyệt đầu tiên, thường là sau tuần thứ 8, khi hormone progesterone tăng đều đặn. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ là một cá thể riêng biệt và một số phụ nữ bị táo bón khi mang thai có thể không bị như vậy cho đến tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách để giảm táo bón khi mang thai
Nguyên nhân và cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất
Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai
Táo bón khiến mẹ bầu khó chịu và căng thẳng
Hormone progesterone, hay còn gọi là nội tiết tố, cần thiết để giữ cho thai kỳ của bạn an toàn trong ba tháng đầu, là nguyên nhân gây táo bón trong thai kỳ.
Nội tiết tố khiến các cơ trong ruột, vốn giúp di chuyển phân dọc theo ruột và ra ngoài, trở nên lỏng lẻo, dẫn đến hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại. Điều này ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bạn, khiến bạn cảm thấy no và dễ bị ợ hơi hơn. Ruột mất nhiều thời gian hơn để di chuyển thức ăn đã tiêu hóa dọc theo nó, dẫn đến tăng khí, táo bón và đầy hơi.
Tuy nhiên, táo bón khi mang thai cũng có thể do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như tử cung ngày càng phát triển của bạn chiếm không gian của ruột, thiếu nước, thiếu xơ, giảm hoạt động thể chất.
Cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất
Ccó một số điều bạn có thể làm để giúp giảm táo bón khi mang thai, bao gồm:
- Uống nước
Tăng cường bổ sung chất lỏng bằng cách uống nhiều ly nước mỗi ngày và ăn trái cây tươi. Nước đảm bảo chuyển động trơn tru của chất rắn qua ruột và giúp giữ cho phân của bạn mềm, khiến chúng dễ dàng đi ngoài hơn. Các chất lỏng ấm như nước nóng và chanh đặc biệt hiệu quả vì chúng giúp kích thích nhu động ruột (chuyển động giống như sóng tạo ra các cơn co thắt ruột), giúp bạn đi tiêu.
- Tập thể dục
Ngay cả những việc đơn giản như đi bộ nhanh cũng có thể giúp mọi thứ chuyển động. Nếu bất kỳ bài tập nào có vẻ quá sức (chẳng hạn như đối với một số phụ nữ trong tam cá nguyệt đầu tiên), hãy lắng nghe cơ thể của bạn và nghỉ ngơi. Cố gắng vận động nhẹ nhàng trong chánh niệm, dù là đi bộ hoặc leo cầu thang. Điều này sẽ giúp nhu động ruột của bạn hoạt động.
Thực hiện các bài tập cho sàn chậu. Bạn có thể không thấy mối liên hệ này, nhưng việc duy trì sàn chậu săn chắc sẽ đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn và ngăn sàn chậu của bạn không bị suy yếu, giảm nguy cơ trĩ và sa.
- Mát-xa bụng
Mát-xa bụng có thể giúp giảm táo bón, giảm khó chịu và giúp đi tiêu đều đặn. Nó có thể được thực hiện khi nằm, ngồi hoặc đứng.
- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng
Chú ý đến chất xơ, để ruột hoạt động tốt, bạn cần chất xơ hòa tan và không hòa tan. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ là một cách dễ dàng để tăng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn. Dưới đây là một số mẹo:
Thêm rau vào bữa ăn
Ăn cháo và các loại hạt
Chuẩn bị sinh tố với các loại trái cây yêu thích của bạn
Thêm mận vào món tráng miệng
Chuyển sang bánh mì nguyên cám và mì ống
Ăn thực phẩm giàu chất sắt cho bà bầu, điều này sẽ giúp bạn tránh phải bổ sung chất sắt trong khi mang thai, điều này có thể gây tình trạng táo bón. Dùng thực phẩm giàu chất sắt cùng với một số vitamin C (ví dụ như nước cam hoặc vắt chanh vào thức ăn của bạn) để giúp hấp thụ chất sắt.
- Lắng nghe cơ thể của bạn
Ruột của bạn thường hoạt động tích cực nhất sau bữa ăn, vì vậy hãy dành thời gian đi vệ sinh sau khi ăn nếu cần. Đừng trì hoãn việc đi vệ sinh khi bạn cảm thấy muốn.
Nếu thử những cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất không hiệu quả, hãy nói chuyện với bác sĩ về thuốc bổ sung. Những loại này thường phù hợp với hầu hết phụ nữ, nhưng đôi khi chúng có thể gây co thắt tử cung, vì vậy điều quan trọng là bạn phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, nếu bạn dùng quá nhiều, bạn thực sự có thể bị tiêu chảy.
>>> Bài viết xem thêm:
5 mẹo ngăn ngừa táo bon khi mang thai
Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
7 cách trị táo bón khi mang thai tháng cuối đơn giản mà hiệu quả