Khi mang thai, bà bầu cần tạo cho mình thói quen ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên có bầu không nên ăn gì lại là câu hỏi được nhiều mẹ thắc mắc nhất.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần phải thật thận trọng không chỉ cả việc đi đứng mà còn cả ăn uống. Bởi các loại thực phẩm mà mẹ ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Bởi thế, thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không đều tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mẹ. Vậy có bầu không nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giải thích kỹ cho các mẹ.
Có bầu không nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh
Có bầu không nên ăn gì?
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhằm chuẩn bị tốt cho công cuộc chào đời, nguồn dinh dưỡng từ mẹ là rất quan trọng. Bởi thế nhiều mẹ bầu nghĩ rằng, khi mang thai phải ăn thật nhiều mới đủ chất nuôi con. Tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm, vì bên cạnh các thực phẩm khuyến khích, câu hỏi có bầu không nên ăn gì vẫn được nhiều mẹ đặt ra.
Thực phẩm chứa vi khuẩn listeria
Những thực phẩm có bầu không nên ăn gì thường sẽ chứa vi khuẩn listeria là: thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa tiệt trùng. Mẹ bầu sức đề kháng yếu, bụng dạ yếu cộng với thai nhi còn non nớt, nếu ăn phải lượng vi khuẩn listeria lớn thì rất dễ bị đau bụng, nôn ói, loét dạ dày, động thai.
Ăn cá chứa thủy ngân thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của con sau này
Cá chứa thủy ngân
Các loại cá có kích thước lớn ngoài khơi xa thường bị nhiễm thủy ngân nặng. Điển hình là cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình… Trong thời gian mang thai, mẹ vẫn được phép ăn nhưng nếu ăn quá nhiều, quá thường xuyên thì cơ thể sẽ bị dung nạp lượng thủy ngân lớn. Thủy ngân là chất cực độc có thể khiến thai nhi bị dị dạng, tổn thương não, chậm phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của con sau này.
Động vật có vỏ sống
Các loại hải sản, thủy sản như hàu, trai, ốc, hến giàu canxi và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, chúng sống ở đáy nước, ngay lớp cát, bùn… nên thường nhiễm kí sinh trùng, chất bẩn… Mẹ bầu muốn ăn phải chọn ăn loại còn tươi, đem vệ sinh, ngâm rửa kĩ và nấu chín. Nếu vỏ của chúng chưa mở thì mẹ không nên ăn vì có thể con đó còn sống.
Mẹ mang thai 3 tháng đầu kiêng kỵ ăn nhiều vitamin A vì dễ gây quái thai.
Gan động vật
Gan chứa một số chất bổ cho cơ thể (điển hình là vitamin A). Tuy nhiên, bà bầu và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều vì đây vốn là bộ máy giải độc, là “kho” chứa nhiều chất độc hại trong cơ thể gà, heo, bò… Mặt khác, mẹ mang thai 3 tháng đầu kiêng kỵ ăn nhiều vitamin A vì dễ gây quái thai.
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Có nhiều nghiên cứu gây tranh cãi về tác dụng của đậu nành tới sức khoẻ sinh sản của bé trai. Cụ thể thì một số nhà khoa học cho rằng đậu nành nhiều hoóc môn sinh sản nữ (oestrogen) nên có thể gây ra các bất thường ở cơ quan sinh sản của bé trai. Tốt nhất, mẹ bầu nên ăn uống các sản phẩm làm từ đậu nành một cách vừa phải.
Măng tươi
Măng tươi có vị đắng, hơi the… Loại thực phẩm cũng được liệt vào danh sách có bầu không nên ăn gì. Tuy chế biến được nhiều món khoái khẩu (ví dụ: măng xào thịt, bún măng gà, gỏi măng…) nhưng lại có hàm lượng Cyanide rất cao (khoảng 230mg/kg). Mẹ bầu ăn nhiều măng chứa Cyanide có thể tạo thành chất độc Acid Cyanhydric (HCN) gây hại cho thai.
Bà bầu ăn khoai mì bà bầu dễ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.
Khoai mì
Các món ăn làm từ khoai mì rất dân dã, nhiều người khoái khẩu (khoai mì hấp nước cốt dừa, bánh tằm mì, bánh khoai mì nướng…). Tuy nhiên, đây là thực phẩm chứa nhiều axit cyanhydric (chứa nhiều nhất trong khoai mì cao sản) nên bà bầu ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.
Rau ngót
Mẹ bầu thai yếu, động thai, có tiền sử sảy thai, động thai, đẻ non, hiếm muộn… thì nên hạn chế ăn rau ngót để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Đây là món bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu và cả những tháng sau (nếu thai yếu) mà mẹ nhất định phải biết.
Ngải cứu
Ăn ngải cứu bồi bổ cho thai. Có nhiều bài thuốc chữa động thai với nguyên liệu từ ngải cứu và trứng gà. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn với lượng lớn có thể làm sẩy thai ngay lập tức. Tốt nhất là cẩn trọng khi ăn món này.
Cà phê làm làm rối loạn quá trình phát triển của thai nhi
Cà phê
Hiện nay, cà phê là thức uống khá thân thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, với các mẹ bầu thì nên hạn chế vì nó chưa cafein. Chất này đi qua nhau thai làm rối loạn quá trình phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Dân gian còn quan niệm rằng bà bầu uống cà phê nhiều thì con sinh ra sẽ có làn da đen thui xấu xí.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh tốt cho sản phụ sau sinh vì kích thích tiết sữa nhưng đối với bà bầu thì không nên ăn. Lý do là trong loại quả này chứa nhiều enzym và nhựa kích thích tử cung co thắt, dẫn đến đau bụng, sẩy thai. Nhất là đối với những mẹ đang mang thai 3 tháng đầu.
Thơm (dứa)
Tương tự với đu đủ xanh, trái thơm cũng là món bà bầu không nên ăn. Loại quả này có chứa một chất tên là bromelain. Chất này có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai. Cho nên mẹ bầu nên kiêng bớt loại quả này để đảm bảo an toàn cho thai. Khi nào sắp đến ngày sinh thì mới nên ăn để dễ đẻ.
Nhãn
Ăn nhiều nhãn khi mang thai là không nên. Đây là loại quả có tính nóng, mẹ ăn nhiều sẽ dễ bị ợ chua, táo bón, mẩn ngứa, dị dứng, da sạm nám, xáo trộn sự phát triển của thai nhi.
Rượu bia, nước ngọt, đồ uống có gas
Đây là những thức uống cấm kỵ đối với mẹ bầu vì những hậu quả: quái thai, ảnh hưởng não, thể chất của trẻ. Mẹ nào lạm dụng thì con sinh ra rất dễ mắc các tổn thương thần kinh, nguy cơ bệnh đao là khá lớn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng tránh uống 8 loại nước thơm ngon nhưng làm cạn ối, gây hại cho bào thai được bác sĩ khuyến cáo thường xuyên.
Rau mầm
Rau mầm thực ra là một loại rau khá bổ. Tuy nhiên, phụ nữ không được khuyến khích ăn rau mầm vì với loại chôn ủ không đảm bảo vệ sinh rất dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Mặt khác, rau mầm bày bán tràn lan ngoài chợ hiện nay phần lớn đều dùng hóa chất tăng trưởng để rút ngắn thời gian sản xuất lại. Mẹ bầu ăn vào rất có hại cho quá trình phát triển của thai nhi.
Ăn nhiều dưa muối gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe bà bầu
Dưa muối
Trong những ngày đầu, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Mẹ bầu ăn dưa muối ở giai đoạn này rất có hại cho cơ thể và thai nhi. Đồng thời, dưa muối chứa lượng muối lớn cũng không hề tốt cho sức khỏe mẹ bầu (nhất là những mẹ có tiền sử bệnh cao huyết áp, tiền sản giật).
Kem lạnh
Kem lạnh nói riêng và tất cả những đồ ăn lạnh, có đá lạnh nói chung đều không tốt cho sức khỏe thai phụ. Ăn quá nhiều kem sẽ khiến các mạch máu bị co thắt đột ngột, huyết dịch giảm, sức đề kháng cục bộ cũng giảm mạnh theo. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi-rút trong khoang mũi, khoang miệng, khí quản tấn công, gây ho, đau rát cổ họng, đau đầu…. Đó là chưa kể dung nạp nhiều thức ăn lạnh khiến mẹ dễ bị đau nhức bụng dưới.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các đồ ăn thức uống nhiều dầu mỡ không được khuyến khích đối với phụ nữ mang thai. Thứ nhất, mẹ dung nạp quá nhiều chất béo khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức, dễ bị ợ chua, nặng bụng, khó tiêu. Thứ hai, chất béo khiến mẹ bầu tăng cân quá mức và quá nhanh, làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì, nguy cơ tiền sản giật…
Trà
Cùng với rượu bia, cà phê thì trà cũng là thức uống mẹ bầu nên kiêng cữ bớt. Trà có chứa nhiều chất kích thích. Mẹ cũng nên lưu ý rằng kiêng uống trà không đơn thuần chỉ là trà pha truyền thống mà còn là trà thảo mộc, trà sữa… mẹ đều phải hạn chế hết mức có thể vì nó không hề có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nó không hẳn là món bà bầu không nên ăn để tránh sảy thai nhưng nó dễ khiến thai nhi kém thông minh và khiến mẹ bầu bị mất ngủ.
Trứng vịt lộn làm tăng cholesterol cho bà nầu
Trứng lộn
Trứng vịt lộn, trứng cút lộn có hàm lượng đạm cao. Mẹ bầu có thể ăn 1 tuần 2-3 quả để bồi bổ cho thai nhi. Nếu ăn quá nhiều thì lại phản tác dụng vì gây chậm tiêu, sinh ra nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ, nhiều mẹ hay cố ăn trứng lộn thường xuyên để tăng ký nhanh cho thai. Điều này không được bác sĩ khuyến khích vì kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn phương án khác như uống sữa tươi, các loại nước ép… để tăng ký cho thai.
Bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi
Ngoài thắc mắc có bầu không nên ăn gì cùng 20 loại thực phẩm không tốt cho người mang thai, các mẹ cần bổ sung thêm những thực phẩm dưới đây để thêm dưỡng chất cho cả mẹ và con:
Cá hồi:
cung cấp nguồn omega-3 dồi dào, phát triển não bộ của bé và hệ thần kinh trung ương. Không nên ăn quá 2 lần/tuần.
Cháo cá chép:
Ăn cháo cá chép hạt sen giúp bồi dưỡng thai nhi lớn khỏe. Người ta còn tin rằng nó giúp con sinh ra có làn da trắng, môi hồng.
Thịt nạc đỏ:
Giàu chất sắt, cấu tạo hồng cầu cho trẻ nhỏ, ngăn ngừa thiếu máu trong và sau thai kỳ.
Rau bina giàu dinh dưỡng, giúp phát triển các tế bào máu
Rau bina:
giúp phát triển tế bào máu, vận chuyển oxi đi khắp cơ thể mẹ và cung cấp cho thai nhi.
Sữa tươi không đường:
Cung cấp đạm, canxi giúp hình thành khung xương cho thai nhi và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương cho mẹ bầu.
Bánh mỳ
Cung cấp chất xơ, kẽm, vitamin B (cấu thành tế bào và tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ).
Dầu ô liu:
Chứa omega-3, omega-6, hợp chất hỗ trợ não bộ là oleocanthal giúp các khớp thần kinh chạy trơn tru, ngăn chặn tình trạng hủy hoại tế bào thần kinh có liên quan đến chứng mất trí nhớ của mẹ bầu và tốt cho tim mạch.
Trái cây họ dâu giúp tăng sức đề kháng cho mẹ
Trái cây thuộc họ dâu:
Giàu chất chống oxy hóa, kháng viêm, tăng sức đề kháng.
Các loại hạt (hạt bí, hạnh nhân, hướng dương, đậu phộng…)
Chứa omega-3, omega-6, axit folic, vitamin E, vitamin B6 giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
Khoai lang:
Giàu vitamin A dễ hấp thu và an toàn cho thai phụ, không gây dị tật. Mặt khác, loại củ này còn chứa nhiều vitamin C, folate, chất xơ cực tốt cho thai, chống táo bón hiệu quả.
Trên đây là danh sách các loại thực phẩm có bầu không nên ăn gì để đảm bảo an toàn trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Ngoài ra, cũng có cả những thực phẩm tốt cho thai được bác sĩ khuyến khích mẹ nên ăn để bồi bổ sức, giúp con lớn nhanh. Các mẹ nên lưu lại để có một chế độ ăn uống hiệu quả, con chào đời bình an, khỏe mạnh.
Bài viết tham khảo thêm:
Tất tần tật những loại mẹ bầu không nên ăn
Loại cá chứa nhiều chất độc mà bầu không nên ăn
Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?