Vợ chồng mình có con khi tuổi của cả hai đều không còn trẻ trung gì. Vậy nên, chuyện chăm sóc con cái luôn phải đặt làm ưu tiên.
Suốt những năm đầu đời của con, mình dành toàn bộ thời gian ở nhà để chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho bé. Nghe ai chỉ bày bất cứ món ăn ngon, bổ nào mình cũng cố tìm mua cho bằng được với hy vọng con khôn lớn khỏe mạnh và lanh lợi. Đặc biệt, mình rất chú trọng đến chuyện giữ gìn sức khỏe cho con. Làm mẹ mà, thấy con đau, con ốm là ruột gan như thắt lại! Thành ra, mình rất ít khi cho con ra ngoài, bất kể là ngày hay đêm. Chỉ hiếm họa lắm, có tiệc tùng này nọ thì thỉnh thoảng lại khoác áo, trùm khăn cho con ra ngoài. Ngay cả khi con biết bò, trườn lê hai đầu gối dưới sàn mình cũng cẩn thận mặc quần áo tay dài để bé không bị bẩn. Thế đấy, mình đã chăm con theo cách của mình và bất chấp tất cả những lời góp ý từ người khác.
Tuổi ấu thơ trong sự bảo bọc của mẹ
Khi con được hơn 4 tuổi, lúc ấy công việc của chồng mình gặp chút khó khăn. Thành ra, mình cũng phải bắt tay vào việc trở lại để có thêm thu nhập. Mình viết kịch bản phim, công việc tự do nên có thể vừa làm vừa chăm con thay vì gửi đi nhà trẻ, vừa đông đúc vừa không đảm bảo bữa ăn đầy đủ và vệ sinh sạch sẽ như ở nhà. Nhưng cái khó là công việc này lại đòi hỏi sự tập trung cao độ.
Phần vì bận rộn, phần vì lúc nào cũng lo sợ con chạy nhảy ngoài vườn, nghịch bẩn, nghịch đất hoặc lôi mấy món đồ chơi mẹ chưa kịp chùi rửa ra phá phách nên sẵn tiện, mình cho cu cậu ở luôn cả ngày trong phòng làm việc. Cứ thế, con chơi mặc con, mẹ làm mặc mẹ.
Một thời gian sau đó, con mình cứ đau ốm liên miên. Hầu như tháng nào hai vợ chồng cũng ôm con đi bệnh viện. Nhưng điều đó chẳng là gì so với triệu chứng trầm cảm mà con mắc phải. Đã hơn 4 tuổi mà con mình chưa thể nói được câu dài, giọng lại lơ lớ và rất hay chơi một mình. Điều đáng buồn là mình không thể nhận ra sớm hơn cho đến khi cả gia đình về nghỉ hè ở quê chồng…
Kỳ nghỉ hè đáng nhớ
Thấy mình lúc nào cũng túc trực bên con, cấm con ra sân sau chơi vì sợ cát bẩn, cấm con bốc đất vì sợ vi khuẩn, cấm đi theo anh chị coi thả diều vì sợ trượt té ở quê đầy bùn xình,… hết cấm này lại quay sang cấm kia, bà nội thằng bé mới gọi ra nói riêng:
- Tụi bây cứ úm con cho kỹ vào, không cho ra ngoài chơi vì sợ bẩn thỉu, vi khuẩn; không cho tiếp xúc người này, người kia; không cho động chân, động tay làm quen với bất cứ việc gì nên giờ con hay đau, hay ốm chẳng biết nguyên nhân mà cứ luôn miệng kêu than này nọ. Còn nữa, má thấy thằng bé coi bộ cũng có dấu hiệu tâm lý đấy, tụi bây có nhận ra không vậy?
Nghe má chồng nói xong, mình sững cả người. Bấy lâu cứ đinh ninh con hay bệnh vì thời tiết thay đổi và con chậm nói vì chưa đến lúc. Ai ngờ đâu là do cách úm con, chăm con của mình mà ra!
Đêm đó, mình trằn trọc mãi vẫn không ngủ được nên ngồi bật dậy, lướt mạng tham khảo xem các mẹ có ai chia sẻ gì về cách nuôi dạy con hay không thì thấy đoạn clip này:
Ngẫm lại, cũng có lúc con kéo tay, đòi mình cho ra ngoài chơi với các bạn cùng xóm. Đôi khi thấy mẹ nhặt rau, rửa bát… con cũng xí xớn chạy lại cho tay vào bốc bới, xin làm cùng. Nhưng chỉ vì sợ con bẩn tay hoặc con làm bầy bừa cả ra, lại mất công dọn rửa nên bao lần em đều từ chối con tất thảy. Hóa ra, chẳng phải lúc nào trò nghịch bẩn của con cũng là phá phách. Các con tuy nhỏ nhưng đã có suy nghĩ riêng của mình cả đấy các mẹ ạ! Thậm chí, một đứa bé chỉ hơn 4 tuổi như con mình cũng luôn muốn cùng mẹ làm điều gì đó. Thế nhưng bản thân mình, là mẹ bé lại quá đỗi thờ ơ, không nhận ra tình cảm và nhu cầu được thể hiện mình đã lớn khôn của con. Thật là đáng trách quá! :( :( :(
Ngay sáng hôm sau, mình thức sớm, gọi con cùng dậy. Dắt con ra sân sau, chỉ cho con xem đàn gà trong sân, cho con nắm thóc để tự tay cho gà ăn. Thậm chí cho thằng bé bắt cả chú gà con để vuốt ve bộ lông mềm mượt, đáng yêu của nó. Nhìn con cười tít mắt suốt buổi sáng mà mình như trút cả một khối đá tảng trong lòng. Bà nội thằng bé nhìn vậy cũng vui lây.
Suốt cả tuần hè, em cứ thế để con tự do làm điều mình muốn, kể cả cho bé đi thả diều với anh chị họ dù sau mỗi lúc chơi đùa, mặt mũi, chân tay con đều lem luốc. Nhân đây, mình cũng mách nhỏ, chỉ cần các mẹ để mắt, không cho con đưa tay bẩn bốc thức ăn vào miệng và sau khi vui chơi xong phải tắm rửa sạch sẽ, nhất là dùng sữa tắm mịn da kháng khuẩn cho bé thì không cần phải lo lắng quá đâu!
Sau kỳ nghỉ hè về, mình quyết tâm dành nhiều thời gian quan sát, trò chuyện để hiểu con nhiều hơn. Mình cũng đã cho con đi khám bệnh để xem thằng bé có thực sự bị tự kỷ không. Các bác sĩ đều khuyên mình không nên suy nghĩ quá nhiều về hai từ ấy. Thay vào đó, họ khuyến khích mình nên quan tâm đến con hơn và tạo một môi trường sống đầy màu sắc cho bé, nơi có tiếng cười đùa của bạn bè và vạn vật để tìm hiểu thay vì ngày nào cũng nhốt con trong nhà để bảo vệ theo cách của riêng mình.
Không biết các mẹ có ai đã từng sốc như mình khi nhận ra cách nuôi dạy con của bản thân có điều gì đó sai sai hay không? Cũng may mà mình kịp nhận ra và sửa đổi ngay, nếu không chắc hẳn giờ mình còn ân hận hơn nhiều, các mẹ thấy có đúng không?