Trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ khi sinh ra thường sẽ thiếu cân, chậm phát triển chiều cao và cân nặng. Đặc biệt, tình trạng này sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề nếu trẻ sinh ra không được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, các mẹ cần “nằm lòng” những lời khuyên của chuyên gia dưới đây để có thể nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ tốt hơn.



Trẻ bị suy dinh dưỡng - Nỗi khổ không của riêng ai



Trẻ bị suy dinh dưỡng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ. Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trí não, chiều cao và cân nặng. Hậu quả nguy hiểm là vậy nhưng điều đáng lo ngại là hiện nay nhiều mẹ vẫn còn lúng túng trong việc phát hiện và chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng. Mẹ N.T.V (ngụ Q.5, TP.HCM) bày tỏ lo lắng: “Con gái mình đã 16 tháng, nặng 8.5kg, cao 70cm là bị suy dinh dưỡng nặng phải không? Bình thường bé không chịu ăn, lười bú. Hồi sinh ra bé đủ tháng nhưng chỉ nặng có 2.4 kg, như vậy có phải là suy dinh dưỡng nặng không? Thật sự mình không biết làm sao để cải thiện tình hình của con nữa”. Còn mẹ L.T.H (ngụ tỉnh Bình Dương) cũng mất ăn mất ngủ khi thấy con trai 4 tuổi luôn “lép vế” về chiều cao, cân nặng so với các bạn trang lứa và rất hay ốm vặt. Hễ nghe ai mách món nào bổ dưỡng là chị liền bổ sung vào thực đơn cho con nhưng vẫn biếng ăn.


Như vậy, trẻ bị suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn khiến nhiều mẹ lo lắng, bất an. Các chuyên gia cũng khuyến cáo suy dinh dưỡng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, các mẹ cần sớm phát hiện và chăm sóc trẻ đúng cách ngay từ nhỏ.




Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng không đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề




Bí quyết vàng “thổi bay” nỗi lo trẻ bị suy dinh dưỡng



Các chuyên gia cho rằng trẻ bị suy dinh dưỡng thường biếng ăn, chậm phát triển chiều cao và cân nặng, dễ bị mắc bệnh hơn trẻ bình thường, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp và hệ tiêu hóa. Vì vậy, chỉ khi nào bệnh lý này được điều trị một cách triệt để thì việc chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng mới có hiệu quả. Giải đáp thắc mắc của chị N.T.V, chuyên gia cho biết bé gái sinh ra đủ tháng nhưng chỉ nặng 2,4kg đúng là đã bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên theo đánh giá cân nặng hiện tại của bé thì phát triển bình thường. Thông thường cân nặng của bé sẽ tăng trưởng như sau:



– Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng 1-2 kg/tháng



– 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500-600g/tháng



– 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300-400g/tháng



– Đến lúc 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg)



– Từ 2 đến 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2-3kg/năm



Như vậy hiện bé được 1 năm 4 tháng tuổi mà có cân nặng 8,5kg là đang phát triển bình thường. Tuy nhiên nhìn về chiều cao cân nặng của cháu so với bạn bè cùng lứa là khá thấp, nguyên nhân là do bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ. Khi gặp trường hợp này, các mẹ cần lưu ý:



- Để giúp bé phát triển tốt nhất các mẹ cần tập trung giải quyết vấn đề biếng ăn của bé bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và tăng thêm các thành phần như lysine, kẽm, vitamin B để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, kích thích vị giác tạo cảm giác thèm ăn ăn ngon cho bé.



- Tập trung chú ý đến việc bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ để thúc đẩy phát triển xương giúp tăng chiều cao. Bổ sung canxi thông qua các loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt, hải sản, rau xanh…Vitamin D các me có thể lựa chọn cách cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm là tốt nhất.



- Ngoài ra, các mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại siro giúp bổ sung canxi dạng nano và vitamin D giúp cơ thể bé hấp thu canxi nhanh chóng thẩm thấu nhanh vào cơ thể. Đồng thời, canxi dạng nano cũng là sản phẩm của công nghệ tiên tiến nên các mẹ yên tâm khi sử dụng mà không lo dư thừa.







Eunanokid syrup bổ sung Lysine, DHA và vitamin giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu dưỡng chất, nâng cao sức khỏe. Cung cấp Canxi dạng nano và vitamin D giúp giảm chứng còi xương ở trẻ em, giúp trẻ phát triển chiều cao.



Truy cập www. http://nanocanxi.vn/ để biết thêm thông tin về dinh dưỡng cho trẻ