Không ít mẹ bỉm hay hút mũi cho bé nhằm vệ sinh đường thở và giúp con hết khò khè, nghẹt mũi khó chịu. Tuy nhiên hút mũi cho bé nhiều có tốt không?
Khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay gặp các vấn đề về hô hấp, khiến bé bị ngạt mũi, sổ mũi. Chất nhầy và đờm chứa đầy trong các khoang miệng, xoang mũi của bé. Ở những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không biết cách để khạc ra đờm. Nên lúc này hút mũi là việc cần thiết để đảm bảo sự thở cho trẻ.
(Nguồn ảnh: Pexel)
Nên hút mũi cho trẻ trong các trường hợp sau:
- Trẻ còn nhỏ tuổi, bị khò khè khó thở nhưng không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc nhổ đờm ra ngoài.
- Khi trẻ gặp các vấn đề về hô hấp gây khó khăn đồng thời về sự thở và ăn uống như: Ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy ra, cúm ngạt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm...
Lưu ý chỉ được hút mũi cho trẻ khi đã có chỉ định của bác sĩ.
>> Có thể mẹ chưa biết: TOP 9 siro ho tác dụng NHANH, HIỆU QUẢ dùng được cho cả gia đình
Trẻ mấy tháng thì hút mũi được
Việc hút mũi có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi chưa học được cách tự hỉ mũi, khạc đờm thì cần được hỗ trợ bởi các dụng cụ giúp lấy đờm, chất nhầy ra ngoài.
Với các bé lớn hơn, việc hút mũi chỉ áp dụng trong trường hợp con đang mắc các bệnh lý nặng như hôn mê, co giật, còn với các triệu chứng hô hấp nhẹ hơn thì con đã có thể tự hỉ mũi và khạc đờm ra ngoài.
Hút mũi cho bé nhiều có tốt không?
Theo BS Nguyễn Thị Hồng Lạc – Phó Giám đốc, kiêm trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp, Hà Nội), hút mũi cho bé nhiều hoàn toàn không tốt. Nếu các mẹ thấy bé cứ chảy nước mũi là hút thì đây là việc không nên. Khi thấy con có các triệu chứng ho, sổ mũi, mẹ cần tìm ra nguyên nhân là do bệnh gì, và điều trị bệnh đó. Hút mũi nhiều cho bé có tốt không? Bác sĩ Lạc cho biết việc này hại nhiều hơn lợi. Lạm dụng việc hút mũi có thể sẽ gây những tổn thương niêm mạc mũi, làm ảnh hưởng đến chức năng của vùng mũi - miệng của con.
Việc hút mũi cho trẻ phải có chuyên môn và kinh nghiệm, động tác hút cũng phải khác với khi hút mũi cho người lớn. Nếu bố mẹ không cẩn thận có thể khiến con bị sặc rất nguy hiểm. Tốt nhất là khi có chỉ định hút mũi, bố mẹ cần để cho người có chuyên môn thực hiện thao tác này. Khi sử dụng dụng cụ hút mũi, phải thực hiện bước vệ sinh dụng cụ thật sạch vì nếu không sẽ vô tình đưa thêm vi khuẩn vào mũi con, làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn.
Một số lưu ý cho cha mẹ khi hút mũi cho trẻ
Mẹ đã biết hút mũi cho bé nhiều có tốt không và việc hút mũi cần thực hiện rất cẩn thận và đúng cách để tránh làm tổn thương niêm mạc vùng mũi của con, bộ phận vốn rất mỏng manh, dễ bị viêm. Để tránh làm đau mũi con hay làm tổn thương vùng niêm mạc mũi, bố mẹ cần chú ý:
- Vệ sinh cẩn thận dụng cụ hút mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Thực hiện thao tác nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương, xây xát vùng niêm mạc mũi gây khó chịu, hay chảy máu cho con.
- Vệ sinh mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý sau khi hút đờm.
- Không hút đờm quá 3 lần/ ngày vì sẽ làm cho niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Tuyệt đối không hút mũi cho bé bằng miệng vì rất dễ lây vi khuẩn sang con.
- Khi đang rửa mũi, con có thể bị hắt hơi, bố mẹ đừng quá lo lắng vì dung dịch vệ sinh vẫn đi vào mũi con và hắt hơi là cách giúp đẩy những chất nhầy ra bên ngoài. Chỉ khi nào thấy con có phản ứng mạnh thì cần dừng hút mũi để bé ổn định.
Hút mũi cho bé nhiều có tốt không? Việc này không tốt và không nên kéo dài quá 3 ngày. Nếu đã thực hiện thao tác hút mũi thường xuyên trong 3 ngày mà bé vẫn bị ngạt mũi, khó thở, sổ mũi thì mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ. Khả năng cao là bé bị mắc những bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm tiểu phế quản,... và cần được điều trị tích cực hơn.
Nguồn tham khảo: Medlatec
Xem thêm bài viết liên quan:
8 dụng cụ hút mũi cho bé an toàn, dễ sử dụng
7 máy xông mũi dễ sử dụng, giúp cắt giảm cơn hen nhanh chóng và hiệu quả
Cách hút mũi cho bé bằng dụng cụ chữ U đơn giản tại nhà
Nên hút mũi cho bé ngày mấy lần là hợp lý?