Bản thân người mẹ và cách nuôi dạy của người mẹ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con vô cùng lớn!

Chúng ta đã từng nghe câu chuyện nổi tiếng về người mẹ của bậc vĩ nhân Mạnh Tử. Ông là triết gia Nho giáo nổi tiếng T/rung Q/uốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Ông được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử".

Mạnh Tử mồ côi cha từ nhỏ và được mẹ là bà Trương thị một tay nuôi nấng, giáo dục. Tuy là phụ nữ nhưng Trương thị không nuông chiều mà nuôi dạy con rất khắt khe, đồng thời có những suy nghĩ đúng đắn trong việc chọn lựa môi trường sống cho con.

Để Mạnh Tử phát triển tốt về nhân cách, bà từng 3 lần chuyển nhà để con có môi trường sống tốt nhất. Chuyện kể lại rằng, ngôi nhà đầu tiên 2 mẹ con chuyển đến ở gần một nghĩa địa. Thấy con trai thường xuyên chạy ra bãi tha ma nghịch ngợm, bà Trương thị đã nghĩ: "Nơi u ám như vậy không phải chỗ con ta ở được" và lập tức rời đi.

Nơi thứ hai mẹ con Mạnh Tử chuyển đến là gần một khu chợ. Ở nơi sống mới, Mạnh Tử bị nhiễm theo lối ăn gian nói dối của dân buôn ở chợ. Trương thị khi ấy lại tiếp tục lo lắng: "Nơi thị phi này cũng không phải chốn cho con ta ở được" và tiếp tục chuyển nhà.

Cuối cùng, hai mẹ con chuyển đến sống gần trường học. Tại đây, Trương thị vui mừng khi thấy con trai thi đua học lễ nghĩa, nhân cách với bạn học. Bà quyết định ở lại vì: "Đây mới thực sự là nơi cho con ta nên người".

Chuyện về bà Trương thị và cách nuôi dạy con của bà nổi tiếng khắp nơi và được nhiều sử sách ghi chép lại. Kết quả là Mạnh Tử sau này đã trở thành một bậc hiền nhân vĩ đại, nổi tiếng khắp nơi.

Chúng ta đều biết, ngay từ khi con còn là bào thai cho đến khi sinh ra và lớn lên, người mẹ là người cận kề và có sự ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình phát triển của một đứa trẻ.Thực tế cho thấy, có 4 kiểu bà mẹ sau dễ nuôi dạy nên đứa con xuất chúng, công thành danh toại.

hình ảnh

Phần lỡn những đứa trẻ thành công đều được nuôi dạy bởi những bà mẹ 'không hề tầm thường', ảnh: dSD

Thứ nhất: Người mẹ để con tự lập từ bé

Nhà tâm lý học người Anh Sylvia cho biết: Tình yêu thành công thực sự của bố mẹ là để đứa trẻ tách khỏi cuộc sống phụ thuộc vào gia đình như một cá thể độc lập càng sớm càng tốt. Sự phân tách này diễn ra càng sớm thì khả năng của trẻ càng cao.

Hiện nay, vẫn còn nhiều đứa trẻ lớn lên dưới sự chăm sóc tỉ mỉ của bố mẹ, cho dù là ăn mặc hay đi học đại học để tìm việc làm, trẻ đều phải vâng lời cha mẹ, ngay cả khi hẹn hò và kết hôn trẻ cũng nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ.

Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là đào tạo ra những con người thích nghi với xã hội và có thể tồn tại độc lập, chứ không phải những đứa trẻ chỉ biết vâng lời, không có chính kiến. Vì vậy, ông khuyên rằng bố mẹ mẹ hãy cố gắng buông bỏ mong muốn kiểm soát và để con tự lập, để trẻ có thể phát triển khả năng sống tự lập thông qua trải nghiệm cá nhân.

Thứ hai: Người mẹ luôn khích lệ và cho con thấy những điều tích cực

Ngôn ngữ mặc dù không gây thương tích thể xác nhưng tàn tích để lại có khả năng ảnh hưởng đến hết cuộc đời đứa trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy đứa trẻ bị bố mẹ trách móc từ nhỏ đã luôn có tâm lý bất an, nhạy cảm và nghi ngờ khi lớn lên.

Ngược lại, nếu bố mẹ thường xuyên dạy con bằng lời lẽ tích cực sẽ mang đến cho trẻ môi trường tràn đầy năng lượng và hòa bình thời thơ ấu, giúp trẻ tự tin phát triển bản thân và tự do trong tâm trí.

Khi thường xuyên nhận được sự đánh giá tích cực hay lời khen ngợi vì một kết quả tốt đẹp, trẻ sẽ luôn có được hình ảnh tích cực về bản thân mình, có hứng thú và động lực với nhiệm vụ được giao.

Thứ ba: Người mẹ chấp nhận để con thử và chấp nhận để con sai

Khi được hỏi "Nếu đứa trẻ phạm sai lầm thì sao?" Một vị chuyên gia sau đó trả lời rằng, "Hãy để trẻ ở lại trong những sai lầm một thời gian, trẻ học cách phản ánh và tìm ra giải pháp."

Bố mẹ để trẻ tự do phạm sai lầm, cho phép trẻ phạm sai lầm, trẻ mới biết được điều gì có thể làm được và điều gì không thể làm trong quá trình thử và sai. Trưởng thành là một con đường xoắn ốc, và chỉ có trải qua quá trình thử và sai liên tục, trẻ mới có thể từ từ tiến bộ.

Khi trẻ em làm sai điều gì đó, mặc dù trẻ biết mình đã mắc lỗi nhưng vẫn chưa nhận ra lỗi đó ở đâu, trẻ cũng cần một chút thời gian để suy ngẫm.

Nếu cha mẹ vội vàng ngăn cản, la mắng, trẻ sẽ bỏ lỡ cơ hội học hỏi, thậm chí có thể chọn cách nói dối để khỏi bị trừng phạt.

Thứ tư: Người mẹ cho trẻ quyền tự lựa chọn

Nhà tâm lý học khác là Wu Zhihong (Trung Quốc) cùng khuyên rằng, hãy để trẻ em tiếp tục lựa chọn cho mình, và điều này sẽ giúp con thực sự trưởng thành. 

Trong cuộc sống, tôn trọng sự lựa chọn của con cái có lẽ là cách giáo dục dễ bị bố mẹ bỏ qua nhất. Thực tế, nếu một đứa trẻ thậm chí không thể chọn những thứ đơn giản như mặc quần áo gì và mặc màu gì, thì trẻ sẽ khó có thể kiên quyết trong những sự kiện trọng đại của cuộc đời khi lớn lên.

Bố mẹ càng kiên nhẫn và bao dung, con cái càng có nhiều cơ hội lựa chọn. Hãy để trẻ tự quyết định ngay từ khi còn nhỏ, đến khi lớn lên, trẻ có thể gánh vác những trách nhiệm lớn hơn và tự quyết định cho cuộc đời của mình.