Bất cứ biểu hiện khác lạ nào trong thai kỳ cũng đều có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm.



Trong bọc ối và được được che chở bởi lớp nước ối tinh khiết, thai nhi rất an toàn. Tuy nhiên nếu môi trường sống bên ngoài của mẹ quá nóng sẽ khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh… Đó cũng chính là lí do vì sao các mẹ bầu thường được khuyên nên tránh xa những nơi có nhiệt độ cao như bồn tắm nóng, phòng xông hơi và quan trọng nhất là tránh để mình lên cơn sốt cao trong 3 tháng đầu thai kỳ.






Thực tế cho thấy nếu mẹ bầu bị nóng trong người sẽ rất có hại cho sức khỏe của em bé trong bụng, thậm chí có thể gây sẩy thai. Vì thế, khi mang thai các mẹ cần phải đảm bảo thân nhiệt không vượt quá mức 36.5 độ C. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể thì mẹ bầu cũng có thể dựa vào 11 dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang nóng sau đây để kịp thời điều chỉnh thân nhiệt ngay nhé!



Nổi rôm



Mẹ bầu đừng chủ quan khi thấy những vết mẩn đỏ do dị ứng trên bụng, ngực, và lưng khi mang thai. Chúng có thể là một dạng rôm sảy, dấu hiệu quan trọng cho thấy mẹ đang bị nóng trong người. Nóng trong không chỉ làm mẹ khó chịu mà còn khiến thai nhi chịu những ảnh hưởng xấu.



Chảy mồ hôi vùng đầu



Việc ở dưới nắng quá lâu có thể khiến nhiệt độ đầu và cổ của mẹ vượt quá mức độ cho phép. Nếu vùng da đầu và cổ của mẹ bắt đầu đổ nhiều mồ hôi, phải cố hạ nhiệt chúng ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình và thai nhi.



Buồn nôn



Buồn nôn rất hay gặp với bà mẹ đang mang thai, nhưng nếu mẹ bắt đầu có dấu hiệu thường xuyên nôn mửa (đặc biệt với các mẹ trước đó chưa từng bị buồn nôn), thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy mẹ đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.



Mẹ bầu buồn ngủ nhiều hơn bình thường



Khi mang thai, mẹ bầu thường sẽ có cảm giác mệt mỏi và sẽ buồn ngủ nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên nếu mẹ vẫn cảm thấy uể oải hay mệt mỏi kể cả khi đã ngủ đủ 7 tiếng thì hãy kiểm tra thân nhiệt ngay xem nó có cao hơn mức bình thường hay không. Nếu có, các mẹ cần phải giải nhiệt cho cơ thể bằng nhiều cách an toàn như: uống một cốc nước mát, ra khỏi không gian nóng bức, ngồi nghỉ ngơi và thư giãn.



Gặp vấn đề khi giữ thăng bằng



Nếu các mẹ gặp khó khăn khi đứng thẳng hoặc đi theo đường thẳng, đặc biệt trong các giai đoạn đầu của thai kỳ khi vẫn chưa phải gặp áp lực cân nặng từ bé. Đó có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị nóng trong người.



Da ửng đỏ



Da đỏ rực là dấu hiệu cho thấy thân nhiệt của mẹ đã vượt quá ngưỡng bình thường, thậm chí là dấu hiệu say nắng có thể dẫn đến đột quỵ rất nguy hiểm. Vì thế, bà bầu không nên phơi nắng quá lâu khi mang thai, nhất là khi thời tiết nắng nóng.



Tim đập nhanh



Khi mang thai nhịp tim của các mẹ sẽ nhanh hơn người bình thường. Tuy nhiên nếu nhịp tim nhanh quá mức bình thường (kể cả khi mẹ không hoạt động thể chất nhiều), nó có thể được coi như một dấu hiệu nóng trong người.



Khó thở



Cảm thấy ngột ngạt đôi chút là một điều bình thường, nhưng việc cảm thấy quá khó khăn trong việc hít thở thì là điều đáng phải lo đấy. Hãy áp dụng những phương pháp hạ nhiệt và các bài tập điều hòa nhịp thở khi điều này xảy ra nhé.



Thường xuyên khát nước



Đảm bảo đủ nước cho cơ thể là điều rất quan trọng với mẹ bầu vì nó giữ cho bé được mát mẻ ở bên trong. Nóng trong người do thiếu nước có thể được biểu hiện qua các dấu hiệu như thường xuyên khát nước. nẻ môi, khô miệng và một số dấu hiệu khác.



Chóng mặt



Cảm giác choáng váng không còn là một triệu chứng ngoại lệ nếu nó xảy ra trong thời điểm các mẹ mang thai. Đây cũng có thể là một dấu hiệu của chứng nóng trong người, đặc biệt với các mẹ sống ở vùng có khí hậu nóng. Nó thường đi kèm với việc đổ nhiều mồ hôi và cảm giác bồn chồn.



Gặp vấn đề khi giữ thăng bằng



Nếu các mẹ gặp khó khăn khi đứng thẳng hoặc đi theo đường thẳng, đặc biệt trong các giai đoạn sớm của thai kỳ khi vẫn chưa phải gặp áp lực cân nặng từ bé, đó có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị nóng trong người.



Cách giải nhiệt đúng cách cho mẹ bầu:



1. Uống nhiều nước



Khi mang thai, cơ thể sẽ cần một lượng nước nhiều hơn mỗi ngàychính vì vậy mẹ bầu cần tăng cường uống nhiều nước. Nó giúp cơ thể mẹ bầu không bị mất các chất điện phân, hạn chế chứng táo bón khi mang thai. Dù không khát, mẹ bầu cứ uống nước nhiều nhất có thể nhé!



2. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi



Rau xanh và trái cây tươi là những thực phẩm rất tốt trong mùa nóng, không chỉ vì cung cấp các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ mà còn chứa các thành phần chống oxy hóa và giúp tăng sức đề kháng. Trung bình mỗi ngày bà bầu nên bổ sung ít nhất 200 g trái cây và 300 g rau xanh các loại.



Các loại trái cây nhiều nước và ít ngọt như thanh long, bưởi, thơm, cam quýt, dưa gang… sẽ giúp hạ nhiệt tốt hơn các loại trái cây ngọt như chuối, mít, nhãn…



3. Chọn lựa thực phẩm giúp an thần để hỗ trợ tiêu hóa



Các thực phẩm có tác dụng an thần như hạt sen, củ sen, cũng giúp làm dịu các kích thích thần kinh nên giảm sự tạo thành nhiệt lượng trong cơ thể.



Ngoài ra, các loại ngũ cốc thô như đậu xanh, đậu đen, bo bo (ý dĩ)… ăn cả vỏ cũng là những thực phẩm giải nhiệt tốt, do cung cấp các vitamin nhóm B, E… và chất xơ làm thông thoáng hệ tiêu hóa.



4. Tránh các thực phẩm nhiều chất béo hay đồ ngọt để cơ thể được giải nhiệt tốt



Để không làm tăng thêm cảm giác nóng trong, bà bầu cần giảm tối đa các thực phẩm nhiều dầu mỡ trong những ngày trời nóng bức. Thay vào đó nên chọn cách chế biến đơn giản với nhiệt độ thấp như hấp, luộc, xào nhanh… Khi chế biến nên giảm bớt các gia vị có tính cay nóng có nhiều thành phần flavonoid như hành, tỏi, nén, riềng, tiêu, ớt…


Những loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước giải khát có đường, chè… hoặc các loại bột tinh chế như bột mì, nếp… cũng có thể làm gia tăng chuyển hóa, tăng hoạt động của các tuyến dưới da và có thể dẫn đến tăng nguy cơ mụn nhọt trong những ngày nắng nóng. Thay vào đó, mẹ nên ưu tiên các loại thịt trắng như cá, đậu hủ, thịt gà, vịt… hơn, so với thịt đỏ như bò, heo, dê, cừu, tôm, cua…



Thời tiết nắng nóng không chỉ đem lại cảm giác khó chịu cho mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng. Chính vì thế khi nhận thấy cơ thể có 1 trong số các dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang nóng trên đây thì các mẹ chớ chủ quan, coi thường kẻo gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu trong bụng nhé!