Trước khi nhập viện 1 tháng, cụ bà thấy bụng to nhanh, khó thở khi nằm.
Kể các mẹ nghe, hôm trước đọc bài cụ bà 73 tuổi có thai nhi 7 tháng trong bụng mới biết cuộc sống thật kỳ diệu. Tưởng chừng như chuyện chỉ có ở nước ngoài thì mới đây đọc tin cụ bà 71 có khối u như thai nhi 9 tháng trong bụng là ở trong nước luôn nè.
Em đọc trên VTV thì khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.M (71 tuổi, Nam Định) trong tình trạng có khối u lớn vùng bụng (tương đương thai nhi 9 tháng tuổi) nhiều tháng nay. Cụ bà cho biết, tháng 9/2021, bà thấy chướng bụng tăng dần nhưng không điều trị gì. Gần đây, trước khi nhập Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 một tháng, bà thấy bụng to nhanh, khó thở khi nằm, đau tăng vùng hạ vị, khối u ngày càng lớn ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động và cuộc sống hàng ngày của bà. Trước khi phẫu thuật khối u, bà tăng gần 15kg.
Khối u phát triển tương đương thai nhi 9 tháng tuổi (Ảnh CL)
Qua khám và xét nghiệm, các bác sĩ khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chẩn đoán: Cụ bà bị khối u buồng trứng trái xâm lấn tử cung, phúc mạc. Chụp CT cho thấy, khối u có kích thước 15 x 18 x 20 cm. Vì khối u nằm ở vị trí hiểm, gần các cơ quan và mạch m.áu quan trọng, tiên lượng ca mổ rất khó khăn. Ekip đã tiến hành phẫu tích gỡ dính hoàn toàn khối u mà không làm vỡ u và không làm tổn thương các tổ chức và mạch m.áu lân cận. Được biết sau 3 giờ phẫu thuật, khối u được bóc tách, lấy ra 9 lít dịch và u có khối lượng 5,5kg. Sức khỏe cụ 71 có khối u như thai nhi 9 tháng trong bụng ổn định, cụ tiếp tục được theo dõi và kết hợp điều trị phục hồi chức năng tại Khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện. Kết quả giải phẫu bệnh sau khi phẫu thuật, đây là khối u lành tính, khối u mao mạch mạch máu buồng trứng, do để lâu nên nó phát triển đến các bộ phận của cơ thể.
Khối u được lấy ra nặng hơn 5kg (Ảnh VTV)
Thật ra thì phụ nữ dù ở lứa tuổi nào thì cũng nên thường xuyên khám sản phụ khoa để phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm các khối u bất thường, tránh để u phát triển kích thước lớn hoặc biến chứng ác tính ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Nhiều mẹ ngại khám vì dù sao khám sản phụ khoa vẫn thường được xem là quá riêng tư. Nói thật với các mẹ, có những trường hợp em nghe kể là bị sa tử cung hoặc chỉ đơn giản là nấm ngứa thôi mà các mẹ toàn dấu, ngại ngần không dám nói ra, cũng chẳng dám đi khám. Đến khi trở nặng thì đau đớn vô cùng, chưa kể có những bệnh mà chỉ cần uống thuốc một tuần là khỏi, vậy mà cứ âm thầm chịu đựng.
Cụ bà khỏe mạnh sau phẫu thuật (Ảnh PL)
Ngay cả khi các mẹ cảm thấy ổn, chúng ta vẫn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe sinh sản thường xuyên, cho dù không còn nằm trong độ tuổi sinh nở lý tưởng nữa. Dưới đây là 2 xét nghiệm đơn giản để đảm bảo sức khỏe sinh sản:
1. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Việc tầm soát ung thư cổ tử cung (Pap) nên bắt đầu ở tuổi 21. Sau lần xét nghiệm đầu tiên thì:
Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi nên làm xét nghiệm 3 năm một lần. Thử nghiệm HPV không được khuyến khích cho nhóm tuổi này.
Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi nên được tầm soát bằng xét nghiệm 3 năm một lần hoặc xét nghiệm HPV 5 năm một lần.
Những phụ nữ đã được điều trị tiền ung thư (loạn sản cổ tử cung) nên tiếp tục làm xét nghiệm Pap trong 20 năm sau khi điều trị hoặc cho đến khi 65 tuổi, tùy theo thời gian nào lâu hơn.
Nếu đã cắt bỏ tử cung hay toàn bộ, và chưa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung, mẹ có thể không cần làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.
Gần đây WHO đã khuyến cáo phụ nữ dưới 21 tuổi tiêm 1 liều HPV hiệu quả bằng 3 liều, đây cũng là điều mà các mẹ có con gái cần lưu ý.
Ảnh chụp màn hình Vietnamplus
2. Khám ung thư vòng 1
Phụ nữ có thể tự vòng 1 hàng tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia không đồng ý về lợi ích của việc tự kiểm tra mà nên đi khám định kỳ. Dưới đây là các khuyến cáo:
- Chụp quang tuyến tầm soát không được khuyến khích cho hầu hết phụ nữ dưới 40 tuổi.
- Nếu có mẹ hoặc chị gái bị khi còn trẻ, hãy cân nhắc chụp X-quang tuyến vòng 1 hàng năm. Nên bắt đầu sớm hơn độ tuổi mà thành viên trẻ nhất trong gia đình được chẩn đoán.
- Nếu có các yếu tố nguy cơ khác của ung thư, bác sĩ có thể đề nghị chụp quang, siêu âm hoặc chụp MRI.
- Phụ nữ từ 18 đến 39 tuổi có thể yêu cầu khám vòng 1 lâm sàng.
Nguồn VTV, PLPlus, Heathline…