Các ông bố ở nhà chăm con, làm nội trợ dĩ nhiên cũng có những lợi thế nhất định. Đàn ông làm việc lớn từ ngay trong chính gia đình mình.

Các ông bố và việc chăm con, làm việc nhà dường như là 2 khái niệm không đồng hành cùng nhau. Trên thực tế, từ rất lâu rồi, luôn có một người cha đóng vai trò chăm sóc con cái và làm việc nhà trong khi vợ làm việc bên ngoài. Tuy nhiên, chủ đề xung quanh việc các ông bố ở nhà làm nội trợ, chăm con thường là một vấn đề nhạy cảm vì sự kỳ thị phổ biến trong cộng đồng. Nếu các bà nội trợ được coi là bình thường, tại sao không có các ông nội trợ? Kết quả là, nhiều người cha xấu hổ về vai trò của họ nếu họ phải ở nhà, và nhiều bà mẹ đau khổ vì địa vị của họ là những người phụ nữ làm việc bên ngoài.

3 kiểu ông bố khiến con thất bại và làm tổn thương đến mẹ của các con mình

hình ảnh

Nguồn https://filipinotimes.net/feature/2019/06/16/househusbands-increase-ph-demand-pinay-ofws-grow/

Trên thực tế, trở thành một người cha nội trợ trong gia đình thực sự không phải là một sự xấu hổ, mà là sự phân chia vai trò theo thỏa thuận trong gia đình. Có 5 lý do chính đáng sau đây:

1. Chia sẻ với nhau

Nhiều phụ nữ tài giỏi buộc phải hi sinh sự nghiệp và lý tưởng của mình vì gia đình, khi con còn quá nhỏ và cần được mẹ chăm sóc. Trong khi đó, 1 người đàn ông không cần thiết phải từ bỏ sự nghiệp khi họ kết hôn. Người đàn ông lùi về hậu phương cũng tốt cho việc duy trì sự tự tin và tốt cho sức khỏe tinh thần của vợ. Đã có nhiều nghiên cứu về lợi ích của trẻ em khi thấy mẹ làm việc, đặc biệt là tác động tích cực đến các bé gái. Trong khi đó, việc theo dõi các ông bố thực hiện các công việc hàng ngày ở nhà cũng dạy trẻ không phân biệt đối xử giữa các công việc dựa trên giới tính của chúng. Chia sẻ vai trò theo thỏa thuận giữa 2 vợ chồng giúp họ cân nhắc các vấn đề khác nhau. Bởi vì, để đạt được 1 mục tiêu nào đó, sẽ phải có người ở nhà chăm con cho người kia yên tâm theo đuổi sự nghiệp, tại sao không phải là bố chứ?

2. Ông bố nội trợ có thể chăm con rất tốt

Nhiều người nghĩ rằng người chăm sóc trẻ em tốt nhất là mẹ. Điều này thường làm cho gánh nặng của phụ nữ tăng lên khi làm mẹ. Trên thực tế, những người cha cũng có thể là người bảo vệ và giáo dục tốt cho trẻ em. Đã có nhiều ví dụ về người cha đơn thân  giáo dục con cái thành công ngay cả khi không có mẹ.

hình ảnh

3. Nếu thu nhập của bố quá thấp, sao lại không ở nhà?

Bất bình đẳng thu nhập đôi khi trở thành một vấn đề. Nếu thu nhập của người vợ nhiều hơn người cha trong khi chi phí phải trả cho  người giữ trẻ cũng cao, tại sao đứa trẻ không thể được cha chăm sóc. Trở thành ông bố nội trợ ở nhà chăm con cũng sẽ bận rộn như các bà nội trợ, tại sao mọi người nghĩ rằng họ là những người đàn ông thất nghiệp? Trong khi tìm kiếm một công việc mới với thu nhập tốt thì việc ở nhà có ích hơn nhiều

4. Bố làm việc tại nhà

Một số ngành nghề có thể linh động không cần đến văn phòng, chẳng hạn như nhà văn, kinh doanh tại nhà.. mà thu nhập cũng rất khá. Người cha vừa làm việc vừa kiêm luôn việc chăm con thì cũng đỡ đầy rất nhiều cho kinh tế gia đình.

hình ảnh

5. Mong muốn của người cha

Giống như lựa chọn thắt ống dẫn tinh khi muốn tránh thai, những người cha cũng có quyền thảo luận với vợ về việc chia sẻ vai trò này. Đây không phải là vấn đề công việc phù hợp cho cả nam và nữ. Mà đây là vấn đề ai giỏi hơn trong việc gì. Có những ông bố ở nhà làm nội trợ, chăm con, vun vén cho gia đình rất khéo; cũng có những người mẹ thì có thiên hướng phấn đấu làm việc, kiếm tiền. Miễn là họ cảm thấy phù hợp trong vai trò của mình thì không có gì đáng phải chê trách cả.

https://id.theasianparent.com/ayah-rumah-tangga-bukan-sebuah-aib