Nhiều bố mẹ cười ha hả khi hù ma, dọa ông ba bị với con mà không biết rằng những hậu quả tâm lý để lại thật nặng nề.
Một lần, thấy con ở lì trên lầu chơi, không chịu xem giờ xuống nhà cơm nước, tôi có buông một câu: “Nói không nghe, ở trển một mình, coi chừng ma kéo chân đó heng”. Thế là cu cậu sợ béng, phóng xuống nhà còn nhanh hơn một cơn lốc.
Sau những lần hù ma con trẻ như vậy đúng là bé đã biết sợ. Lắm lúc, tôi còn thấy mình rất khoái chí vì đã tìm được cách trị con. Nhưng sau nhiều lần hù họa, con tôi đã thật sự sống trong sợ hãi. Từ một cậu bé nhanh nhẹn, không biết sợ là gì thì giờ con trai tôi lại thành ra sợ hãi, yếu đuối. Đi đâu cũng cần có người dẫn đi mới chịu chỉ vì sợ ma.
Dần dà về sau, khi nỗi ám ảnh ngày càng lớn càng đến mức con không thể kiểm soát mình. Có lúc bé muốn lên lầu lấy đồ cũng mặt mày tái mét chạy xuống nhà rồi thở hổn hển như thể bị ma nhát thật.
Tôi đã biến con mình thành đứa trẻ khác hẳn chỉ vì những lần hù họa như thế. Và tôi biết chẳng phải mình tôi đang làm vậy. Nhiều nhà có thể không hù ma nhưng cũng hù quái vật hoặc ông ba bị này, mẹ mìn kia với những câu đại khái như “Con mà không ăn nhanh là ông ba bị ổng đến bắt con cho vào bao mang đi luôn đó”. Thậm chí, nhiều người còn giả vờ như thấy gì đó trong tủ quần áo, nhà vệ sinh, sau kẽ cửa... để làm tăng nỗi sợ hãi lên nhiều lần.
Ảnh minh họa: wiseGeek
Cho dù nhân vật được đưa ra là ma, quái vật hay kẻ bắt cóc thì những lần hù dọa thế này thật sự có thể để lại hậu quả tâm lý lâu dài. Những cái gọi là chiến thuật kiểm soát bằng cách đánh vào nỗi sợ hãi của con có thể tác động gấp nhiều lần khi trẻ con là thiên tài tưởng tượng. Các bé có thể tin hoàn toàn vào một thế giới của những điều đáng sợ hãi và vô tình cha mẹ, người nhà đang tổn thương con cháu mình mà không hề hay biết.
Thứ nhất: Dọa ma có thể khiến trẻ mắc bệnh ung thư từ rất trẻ và cản trở phát triển
Trước hết, nỗi sợ hãi làm melatonin trong tuyến tùng (pineal gland) của trẻ em sẽ bị suy giảm. Vì melatonin là một hormone đa nhiệm, một hormon tác động lên nhịp thức, ngủ và các chức năng theo mùa nên có thể gây ra nhiều “đứt gãy” trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Thậm chí, nó có thể khiến trẻ bị ung thư sau này hoặc mắc bệnh khi còn rất trẻ.
Sự rối loạn hormone melatonin cũng có thể là một trong những lý do giải thích tại sao các diễn viên và diễn viên nhí có nguy cơ khó đạt được sự phát triển thể chất đầy đủ. Sự tăng trưởng của trẻ nhỏ cũng có thể bị chậm lại. Vì vậy tốt nhất không nên hù ma trẻ nhỏ dù đó chỉ là để đưa bé vào kỷ luật bởi nỗi ám ảnh bóng đêm luôn hiện hữu.
Thứ hai: Hậu quả tâm lý nghiêm trọng đối với đứa trẻ sống trong sợ hãi
Những tác động tâm lý lâu dài là vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều mà những câu chuyện hù họa ma cọ gây ra cho một đứa trẻ.
Bác sĩ Bess de Guia thuộc trường Đại học Y khoa Đại học Santo Tomas (UST) từng nói “suốt thời gian dài và theo phương thức trực tiếp, nỗi sợ hãi có thể gây ra cho trẻ những vết sẹo tâm lý nghiêm trọng”. Theo ông, nỗi sợ hãi có thể là nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề như rối loạn căng thẳng sau chấn thương, các cơn hoảng loạn, rối loạn lo âu.
Còn theo tiến sĩ Nina Halili-Jao, một bác sĩ tâm thần trẻ em tại TMC thì “hiệu ứng tâm lý phổ biến của nỗi sợ hãi là phản ứng phobic mãn tính, có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên và hơn thế nữa”.
Theo Bess và Nina, khi nỗi sợ bóng tối đạt độ nghiêm trọng đến mức bị coi là bệnh lý, nó được gọi là nyctophobia hoặc achluophobia, một trong những nỗi ám ảnh phổ biến nhất ở cả trẻ em và thanh niên.
Hai bác sĩ tâm thần giải thích rằng nỗi sợ hãi ấy có thể gợi lên hình ảnh của những sinh vật đáng sợ ẩn nấp trong bóng tối, có thể để lại dấu ấn sâu sắc, tiêu cực trong tiềm thức hoặc vô thức của đứa trẻ có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tinh thần của trẻ cho đến khi trưởng thành.
Như vậy, cha mẹ sợ con cái phá kỷ luật bằng cách hù ma trẻ nhỏ nhưng lại vô tình gây hại nghiêm trọng đến thể chất và tâm lý của trẻ.
Thứ ba: Cơ chế phòng thủ và chấn thương tâm lý
Sợ bóng tối, sợ quái vật, sợ ma thực sự là một cơ chế bảo vệ bản năng tiến hóa của con người. Vì vậy, bằng cách nào đó, nó được thiết lập trong não của chúng ta để cảnh giác với bóng tối. Đây thực sự là một phần trong cơ chế sinh tồn của chúng ta.
Nỗi sợ bóng đêm có thể gây ra chứng đái dầm, gây rối loạn căng thẳng hậu chấn thương, được kích hoạt bởi nỗi sợ hãi thái quá của đứa trẻ về màn đêm. Bên cạnh chứng đái dầm, các triệu chứng khác có thể bao gồm giận dữ và la hét, mút ngón tay cái, cảm thấy lạnh, không thể ngủ mà không bật đèn, luôn thấy ác mộng và chỉ muốn ngủ với bố mẹ.
Trẻ lớn hơn có thể phát triển một số triệu chứng về thể chất và tâm lý sau: Thở nhanh (nông, thở nhanh khi căng thẳng); đau ngực, đánh trống ngực hoặc cảm thấy nghẹt thở; dễ mệt mỏi; rối loạn ăn uống, cảm thấy lạnh, run hoặc run.
Tóm lại, những hậu quả trên một đứa trẻ khi sống trong nỗi sợ hãi bóng tối, sợ ma hay nhân vật gớm ghiếc là rất tai hại. Từ hôm nay, bố mẹ nhớ đừng cho rằng trò hù ma con trẻ chỉ là một trò đùa nữa nhé. Hậu quả con gánh, tin rằng chính bố mẹ là người xót nhất.
Nguồn bài: inquirer