Mút tay, ngoáy mũi, đòi hỏi,... là những tật xấu thường gặp ở trẻ. Một vài lời khuyên dưới đây sẽ rất hữu ích cho cha mẹ giúp trẻ bỏ những tật xấu này.
Con còn nhỏ để nhận thức những tật xấu của mình sẽ có hại sức khỏe, sự phát triển của bé. Trong một vài trường hợp những tật xấu của trẻ có thể rất bình thường trong quá trình phát triển của con nhưng cũng có một số thói quen có hại cho sức khỏe, bố mẹ cần can thiệp để giúp con tập bỏ chúng.
1. Mút ngón tay và cắn móng tay
Ảnh minh họa - Nguồn: https://www.sohu.com/a/218659170_781897
Theo các chuyên gia tâm lý học, mút ngón tay hoặc cắn móng tay là cách trẻ giảm sự lo lắng, căng thẳng, buồn chán hoặc chỉ là một thói quen. Thói quen cắn móng tay có thể theo trẻ đến tuổi trưởng thành. Mẹ có thể giúp con tập bỏ thói quen cắn, mút tay bằng cách:
- Cố gắng hạn chế thời gian của con: Con chỉ nên cắn móng tay hoặc mút ngón tay trước khi đi ngủ, không nên làm khi khác hoặc ở những nơi công cộng.
- Không lớn tiếng: Khen ngợi khi con không mút tay thay vì tức giận bảo con không được làm.
- Cố gắng nói chuyện với con: Con đã lớn rồi, con không cần phải mút ngón tay nữa.
- Sáng tạo: Mẹ có thể vẽ móng cho bé, bé thấy đẹp sẽ không cắn móng tay nữa.
2. Con quá đòi hỏi
Dạy con cách biết yêu cầu lịch sự cũng quan trọng như dạy con nói vui lòng và cảm ơn. Hành vi đòi hỏi khá phổ biết ở trẻ, dưới đây là một vài lời khuyên cho mẹ:
- Giải thích cho con hiểu sự khác biệt giữa yêu cầu lịch sự và sự đòi hỏi. Ngoài ra hãy cho con biết, một số yêu cầu của con sẽ được đáp ứng và một số thì không. Khi không có được thứ mình muốn, con phải biết chấp nhận.
- Cố gắng không phản ứng thái quá nếu con đang đòi hỏi một cái gì đó, bởi vì chúng thậm chí có thể không nhận ra nó tại thời điểm đó. Bạn có thể hỏi họ, có cách nào khác để bạn có thể hỏi những gì bạn muốn không?
Những đứa trẻ dễ thương của chúng ta đôi khi sẽ có những hành động hơi bẩn, chẳng hạn như ngoáy mũi và thậm chí là ăn luôn những thứ chúng nôn ra. Đây không chỉ là thói quen xấu mà còn dễ lây lan vi khuẩn gây bệnh, một số nghiên cứu trước cho thấy. Một số cách dưới đây có thể giúp trẻ bỏ thói xấu này.
- Làm cho trẻ chú ý đến hành động của bé và đưa cho con khăn giấy mỗi khi con có hành động đó.
- Hãy nói cho con biết vế vần đề vệ sinh và hậu quả từ thói quen ngoáy mũi của con.
- Cố gắng dành thời gian với con trong một số hoạt động liên quan đến tay để chúng không phải ngoáy mũi.
Trẻ mới chập chững hoặc bi bô có thể không có nhưng những đứa trẻ lớn hơn thường trút giận sự khó chịu của mình bằng cách ăn nói khiếm nhã. Một vài lời khuyên dưới đây có thể giúp cha mẹ trị thói xấu cho con đế bé nói năng nhã nhặn, lịch sự.
- Hãy chắc rằng con được quan tâm đủ đầy: Một đứa trẻ được cha mẹ chú ý và được tôn trọng rất có thể không phải sử dụng ngôn ngữ khiếm nhã.
- Cẩn thận với các chương trình tivi, âm nhạc và nội dung internet mà bé nhìn thấy hoặc nghe: Bố mẹ cần thẳng thắn nói chuyện với con về vấn đề đó và đặt ra giới hạn để con biết điều gì đúng, điều gì sai.
- Đừng phản ứng thái quá và thể hiện sự tức giận: Hãy cố gắng tìm cách giải thích rằng con nên tôn trọng mọi người và việc sử dụng từ ngữ khiếm nhã có thể bị phạt.
- Bố mẹ là hình mẫu của con: Bố mẹ phải cẩn thận ngôn từ của mình. Hãy nói chuyện và cư xử nhẹ nhàng, lịch sử với mọi người và con cái trong gia đình.
5. Chơi điện thoại, xem ti vi quá nhiều
Số liệu thống kê về thời gian trẻ chơi điện thoại, xem ti vi có thể khiến các bố mẹ kinh ngạc. Trẻ em dưới 6 tuổi dành hơn 2 giờ mỗi ngày để xem tivi hoặc chơi các thiết bị điện tử như di động hoặc máy tính bảng. Cha mẹ cần quản lý thời gian bởi vì trẻ nghiện thiết bị công nghệ không tốt cho sự phát triển của bé.
- Hãy làm gương cho con: Thay vì dán mắt vào điện thoại, nếu thấy bố mẹ đọc một cuốn sách, trẻ sẽ học thói quen tốt này của bố mẹ.
- Dành thời gian vui vẻ cùng nhau: Thay vì xem ti vi trong nhà, cha mẹ nên tham gia các hoạt động vui chơi với con
- Đặt giới hạn thời gian cho con: Tất nhiên việc một sớm một chiều bắt con cai hoàn toàn rất khó nhưng việc giới hạn thời gian xem cũng rất có ích.
Trên đây là một vài cách trị thói xấu của trẻ, nếu cha mẹ có lời khuyên nào có thể chia sẻ trong phần bình luận bên dưới nhé.
Nguồn: Brightside