Đây là thông tin đang lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người khi bức ảnh chụp bữa ăn của các bé 1 tuổi chỉ toàn là mì ăn liền!

Theo thông tin đăng tải, đây là hình ảnh bữa ăn tại một trường mẫu giáo tư thục ở Hà Nội. Trường này bị tố cho các bé 1 tuổi ăn mì tôm 2 lần mỗi tuần, bên cạnh đó là các bữa khác cũng kém chất lượng và nghèo nàn dinh dưỡng.

Theo chủ nhân của status này, chị cho con đi học ở đây từ lúc bé tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, sau một thời gian, một cô giáo cũ của trường theo dõi các bữa ăn thấy rất bức xúc nên đã nhắn tin thông báo với phụ huynh này.

hình ảnh

Phụ huynh bức xung đăng tải hình ảnh về bữa ăn của một trường mẫu giáo tư thục ở Hà Nội, ảnh: FB

Người mẹ này cho biết, ngôi trường tư thục nằm tại khu vực Phương Mai, Hà Nội. Một tháng con đi học phụ huynh phải đóng hết khoảng 4,4 triệu bao gồm tất cả các tiền. Trong đó, riêng tiền ăn là 50k/ngày.

Ngay sau khi nhận được thông tin này, chị cùng gia đình đã nhắn tin trao đổi, hẹn gặp cô giáo chủ nhiệm cùng hiệu trưởng để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến hiện tại do vẫn chưa nhận được thông tin chính đáng nên bà mẹ này quyết định chưa công khai tên trường.

hình ảnh

Bà mẹ cho rằng việc ăn mì ăn liền rất không tốt cho sức khỏe của trẻ 1 tuổi, nhất là khi lại được ăn với tần suất 2 lần mỗi tuần, ảnh: FB

"Nhiều mẹ nói mì tôm có sao đâu, nhưng với trẻ em cần phải rất hạn chế. Mì tôm người lớn bán theo cân là loại rẻ tiền và 1 tuần 2 lần chứ không phải thi thoảng thì có sao đấy các mẹ. Mì tôm là thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với bé mới hơn 1 tuổi. Nên không có chuyện làm quá lên ở đây", người mẹ khẳng định thêm.

hình ảnh

Người mẹ chia sẻ thêm một số hình ảnh 'bữa ăn kém chất lượng' ở trường tư thục mà con mình đang học, ảnh: FB

Dưới phần bình luận, người mẹ này còn chia sẻ thêm một vài bữa ăn khác được cho là 'kém chất lượng' cũng ở trường mầm non này. Bữa ăn bao gồm cháo loãng, trứng tráng ăn liên tục khiến không ít phụ huynh bức xúc.

Với mức đóng tiền ăn là 50 mỗi ngày, nhiều phụ huynh cho rằng đây là số tiền không nhỏ mà con phải ăn uống thiếu chất, thiếu dinh dưỡng thế này thì bất cứ bà mẹ nào cũng không thể chấp nhận được!

Trẻ nhỏ có nên ăn nhiều mì ăn liền không

Mỳ tôm là một sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ bột mì hoặc rau củ, và mỗi hộ gia đình đều có thể tự chế biến từ bột mì đa năng. Mỳ tự làm sẽ đảm bảo an toàn hơn do không chứa chất bảo quản.

Ngược lại, mỳ ăn liền, loại thường được mua sẵn với giá rẻ, lại được nhiều người tiêu dùng chọn lựa vì tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian, dù chúng thường chứa chất phụ gia và có thể gây sặc hoặc nghẹn cho trẻ khi ăn. Khi trẻ đã lớn có thể ăn được mỳ tôm, nhưng loại thực phẩm này không nên được tiêu thụ thường xuyên.

Như thế nào là một bữa ăn đủ dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi phát triển rất nhanh cả về thể chất và trí tuệ nếu trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. Tuy nhiên, bộ máy tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này vẫn chưa hoàn chỉnh. Do vậy, dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi là rất quan trọng, khẩu phần ăn cần được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất béo, chất đạm, vitamin và muối khoáng.

Nhóm thực phẩm bổ sung năng lượng

Nhu cầu năng lượng trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi là 100-110 Kcal/kg cân nặng, nếu trẻ nặng khoảng 9-13 kg thì năng lượng cần phải cung cấp cho trẻ là 900-1300 kcal. Năng lượng được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ bao gồm: tinh bột như cháo, bột, chất đạm, chất béo, sữa,... Tỷ lệ giữa những thành phần sinh năng lượng như sau Đạm: Chất béo: Đường bột= 15:20:65.

Nhóm thực phẩm bổ sung chất đạm

Chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ, cần ưu tiên những loại đạm động vật có giá trị cao, đủ acid amin và giàu những yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, vitamin có trong thịt cá, trứng, sữa, tôm,...

Nhu cầu chất đạm cho trẻ từ 1-3 tuổi từ 35-44g/ngày. Chế độ ăn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ nhẹ cân, chậm lớn, kém thông minh, suy dinh dưỡng nhưng nếu trẻ ăn quá nhiều đạm sẽ là gánh nặng cho thận và gan. Mặt khác, trong quá trình tiêu hóa chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm gây độc hại.

Nhóm thực phẩm bổ sung chất béo

Mỗi bát cháo hoặc bột mẹ nên cho từ 1 -2 thìa dầu ăn hoặc mỡ. Các loại mỡ gà và mỡ lợn có các acid béo không no cần thiết như acid linoleic, acid arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là não bộ.

Nếu trẻ đã ăn cơm thì cha mẹ nên cho dầu hoặc mỡ vào rán, xào hay kho với thức ăn để trẻ có thể ăn được từ 20-40g dầu mỡ mỗi ngày.

Nhóm thực phẩm bổ sung chất khoáng (sắt, kẽm, canxi)

Vitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng trong sự tạo răng, xương, tạo máu và những hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể.

Canxi có chứa nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể, ví dụ như ốc, tôm, cua, trai,... Các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt đó là nội tạng động vật như tim, gan và ở thực vật là các loại rau xanh có màu sẫm như rau ngót, rau muống và đậu đỗ. 

Kẽm có chứa nhiều trong các loại thức ăn động vật như hải sản, hến, sò huyết, thịt cá, trai,...

Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin cho trẻ

Ở giai đoạn từ 1-3 tuổi, cha mẹ thường quan tâm đến vitamin D, A, C cần cho sự phát triển xương, răng và sự tạo máu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.

Để đảm bảo nhu cầu vitamin cần thiết, cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều rau củ quả thường xuyên, đặc biệt là các loại rau quả có màu vàng, đỏ hoặc da cam vừa là nguồn cung cấp vitamin C, vừa là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A).