Mấy tháng thì thai nhi mọc tóc, tại sao có bé vừa sinh ra đã tóc dài, tóc ngắn khác nhau?... Hãy cùng khám phá những điều đặc biệt về mái tóc thai nhi.



Có những em bé vừa sinh ra đã có mái tóc đen, dày nhưng lại có những trẻ mái tóc thưa thớt, thậm chí đó chỉ là những sợi tơ mỏng và điều này khiến không ít bà mẹ tỏ ra lo lắng. Khi thai nhi ở trong bụng, mẹ vẫn có thể biết được cân nặng, chiều dài của bé nhưng riêng về mái tóc thì vẫn là điều bí ẩn với nhiều người.


Để các mẹ không còn phân vân xem tóc thai nhi phát triển thế nào, hãy cùng khám phá những điều “không phải ai cũng biết” dưới đây:



Khi nào tóc thai nhi bắt đầu mọc?


Nang tóc được hình thành từ rất sớm và là “thành viên” quan trọng của tế bào da, có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành da. Ba tháng đầu, khi thai nhi còn rất nhỏ thì nang tóc chưa xuất hiện rõ ràng. Nang tóc có mặt ở mí mắt, lông mày, mũi, cằm và sau này sẽ xuất hiện ở lưng, bụng và chân tay. Tuy nhiên lúc này, chúng không được gọi là tóc mà là lông tơ.



Từ tháng thứ 5, tóc thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất. (ảnh minh họa)



Hết 3 tháng đầu, những nang này dần dần phát triển, những tế nào nang bị chôn vùi rong lớp hạ bì đã bắt đầu móc lên trở thành lớp lông tơ mềm mại, tuyến bã nhờn cũng bắt đầu đi kèm tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh hơn về tóc, lông. Tóc ở trên đầu cũng bắt đầu phát triển mạnh (từ khoảng tháng thứ 4, 5 thai kỳ).


Tóc của thai nhi phát triển nhanh nhất khi nào?



Trong 3 tháng giữa thai kỳ, tóc trên đầu, lông mi, lông mày, các dây âm thanh và vị giác phát triển mạnh mẽ và đi vào hoàn thiện. Đến tháng thứ 5, kích thước thai nhi bằng khoảng quả bưởi và từ lúc này, mái tóc của thai nhi sẽ tăng độ dài nhanh chóng. Đến tháng thứ 7, sự phát triển này có xu hướng chậm lại.


Ở những bộ phận khác trên da, lông cũng có xu hướng phát triển như tóc. Tuy nhiên đến khoảng tháng thứ 8, lớp lông tơ bao phủ cơ thể này sẽ tự rụng đi và khi chào đời, hầu hết da các bé đã sạch sẽ và mịn màng. Về tóc, dù không phải trải qua thời kỳ rụng này nhưng sau khi chào đời, hầu hết các bé đều đối mặt với một lần thay tóc vào khoảng 1-2 tháng sau sinh.


Vì vậy, nếu tóc bé có dài khi chào đời thì mẹ cũng đừng quá tin tưởng bé sẽ nhiều tóc trong tương lai và ngược lại bé có ít tóc mẹ cũng đừng quá lo lắng vì hầu hết các bé đều trải qua một lần thay tóc sau sinh.



Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ pretein và vitamin B, C để có lợi cho sự phát triển của tóc thai nhi. (Ảnh minh họa)



Vì sao có bé tóc dài, có bé tóc ngắn?


Các mẹ có thể thắc mắc vì sao cũng mang thai một thời điểm, sinh sống cùng nơi nhưng có bé sinh ra tóc dài, có bé tóc ngắn? Thực tế thì số lượng tóc và màu tóc của thai nhi phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền và những khác biệt cá nhân. Vì vậy nếu mẹ hoặc bố có mái tóc dày, đẹp thì mẹ có thể hy vọng em bé của mình cũng được thừa hưởng yếu tố này.



Bà bầu ăn gì để tóc con đẹp?


Các bà mẹ đều rất hy vọng con ra đời có mái tóc dày, đẹp nhất là con gái nhưng không phải ai cũng có may mắn này. Một câu hỏi đặt ra là nên ăn gì để tốt cho tóc thai nhi đây?


Một số mẹ rỉ tai nhau rằng mẹ bầu nên ăn mè đen và quả óc chó. Thực tế hai loại thực phầm này rất tốt cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu, tuy nhiên các chuyên gia khuyên chị em nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm. Mẹ bổ sung đủ protein và vitamin sẽ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng mái tóc cho con.


Những thực phẩm giàu protein là cá, thịt, đậu nành, sữa… và những loại vitamin tốt cho tóc là vitamin B, C có nhiều trong rau, trái cây tươi.



Xem thêm:


http://www.webtretho.com/forum/f92/mang-bau-an-trung-vit-lon-con-toc-nhieu-1533981/


http://www.webtretho.com/forum/f5/be-it-toc-be-khong-moc-toc-cung-chia-se-nao-324/


http://www.webtretho.com/forum/f92/me-be-an-gi-de-cho-be-toc-den-va-day-68793/


Xem clip: Hướng dẫn tết tóc cho bé gái siêu đáng yêu


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/08/L0LEsIGvgX-480x266.jpg



Nguồn: http://eva.vn/ba-bau/ven-man-bi-mat-ve-su-phat-trien-toc-cua-thai-nhi-c85a218323.html