Đây là câu chuyện cá nhân của tôi, nó có thể không đại diện cho tất cả nhưng tôi tin nhiều người sẽ ủng hộ tôi sau khi lắng nghe hết sự việc. Nó thật sự rất có ích nếu các cha mẹ nhận ra sớm.
Sự việc bắt đầu như thế này
Đêm hôm kia, tôi đang làm thêm giờ thì bất ngờ nhận được cuộc gọi từ đồn cảnh sát, nói rằng con trai tôi và hai bạn cùng lớp đã vung tay với một nam sinh lớp dưới. Tôi không tin nổi, cúp điện thoại và lao lên xe. Trên đường đi tôi cứ nghĩ mãi: "Con trai vốn luôn thành thật và thân thiện, sao có thể bắt nạt người khác, chứ đừng nói đến một bạn học đã thân thiết ở lớp".
Tôi đến nơi và ngỡ ngàng với sự thật: Con trai tôi hóa ra là người duy nhất ra tay trong vụ việc này. Hai người bạn cùng lớp còn lại chỉ sử dụng lời nói thôi.
Tôi quay lại nhìn đôi vai con trai đang run lên vì sợ hãi, sau khi xác nhận một lần nữa xem con có làm gì không, tôi đỡ con lên, cúi đầu chân thành xin lỗi nạn nhân và bố mẹ cháu. Cuối cùng, phụ huynh đã chấp nhận lời xin lỗi của chúng tôi.
Trên đường cùng con về nhà, cuối cùng tôi không khỏi thốt lên câu hỏi: "Con trai, mẹ không tin con lại tùy tiện ra tay với bạn. Hôm nay xảy ra chuyện gì vậy?".
Không ngờ, tôi vừa dứt lời, con trai đã òa khóc: "Dạ... Con xin lỗi mẹ, con thực sự không muốn ra tay với cậu bé đó. Con hoàn toàn không biết cậu ấy. Sau giờ học, Trần Lĩnh và Tiểu Minh nói rằng con là một kẻ hèn nhát. Khi con cãi lại, họ hỏi con có dám vung tay với cậu bé này không. Con không muốn bị gọi là kẻ hèn nhát nên đã ra tay".
Tôi đã rất ngỡ ngàng. Tôi im lặng một hồi lâu và cố gắng suy nghĩ mọi thứ một cách thấu đáo nhất!
Sau sự việc này, tôi cũng hiểu lý do tại sao Giáo sư Lý Mai Cẩn khuyên mọi người nên trở thành những bậc cha mẹ "hợm hĩnh" trong chuyện kết bạn của con mình. Hãy chọn lọc, đừng để con chơi với ai cũng nghĩ "còn nhỏ, lo gì".
Có một loại áp lực gọi là áp lực ngang hàng. Nó đề cập đến việc trẻ em vô thức hoặc bị buộc phải làm điều gì đó để hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa và tỏ ra hòa đồng, bất kể điều đó đúng hay sai.
Mọi đứa trẻ đều có quyền tự do lựa chọn bạn bè nhưng vấn đề là chúng chưa trưởng thành để hiểu, chính vì vậy bố mẹ hãy giúp đỡ, hướng dẫn con kết thân với những người bạn 'chất lượng', ảnh minh họa, nguồn: DSD
Tôi nhớ lại trước đây từng đọc được một câu chuyện tương tự do một cảnh sát chia sẻ. Trong số hơn 10 trẻ tham gia b/ắ/t n/ạ/t, có 6 trẻ hoàn toàn không quen biết n/ạ/n n/h/â/n và không biết tại sao lại vung tay với họ, chúng chỉ vung tay với người lạ vì lòng trung thành với bạn bè.
Điều đáng sợ hơn nữa là: Một số trẻ bị bạn bè dụ dỗ nói d/ố/i cha mẹ để xin tiền; Một số trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi những thói quen xấu của bạn bè và học cách t/r/ố/n học, lười biếng; Một số trẻ sẽ bị bạn bè t/ố/n/g tiền và nói rằng nếu không làm theo sẽ chấm dứt tình bạn.
Sau sự việc của con mình, tôi nhận ra, chúng ta phải là những bậc cha mẹ "hợm hĩnh", giúp con thoát khỏi những người bạn 'kém chất lượng' như vậy.
Thứ nhất: Tránh những người bạn có hành vi và thói quen xấu, thân thiết với những người có hành vi và thói quen tốt
Một trong những đối tượng bạn bè có thể kết giao đó chính là những người bạn ngoan ngoãn, biết chăm sóc, quan tâm hiếu nghĩa với cha mẹ. Ngược lại, hãy tránh xa những người bạn thường xuyên cãi hay nói nặng lời với bậc sinh thành.
Ngoài ra, một mẫu đối tượng bạn khác cũng nên dạy con từ chối kết bạn đó là những người hay nói dối, lươn lẹo. Khi tiếp xúc với những người bạn này một thời gian lâu dài, trẻ sẽ dễ học tính xấu, dễ sa vào lợi ích trước mắt mà quên đi lòng tự trọng, nguyên tắc biết đúng biết sai trong đời sống.
Thứ hai: Tránh xa những người bạn lười biếng, hay phàn nàn và ở gần những người bạn tích cực, biết vươn lên
Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra: "Con người là loài động vật duy nhất có thể nhận biết tín hiệu. Những gợi ý tích cực sẽ tác động tốt đến trạng thái cảm xúc và sinh lý của con người, khiến họ cảm thấy vui vẻ và làm việc chăm chỉ; Những gợi ý tiêu cực sẽ khiến mọi người vô thức bị bao phủ trong sương mù và mất tinh thần chiến đấu".
Đối với một đứa trẻ lạc quan, tích cực thì dù ngoài trời mưa thì trong nhà vẫn luôn có nắng. Đối với một đứa trẻ thụ động, lười biếng, hay phàn nàn thì dù ngoài trời nắng đẹp nhưng trong lòng vẫn có mây đen.
Khi con chúng ta kết bạn với những đứa trẻ lạc quan và tràn đầy năng lượng tích cực thì những gì trẻ nhìn thấy và cảm nhận cũng vui vẻ, tích cực và mạnh mẽ. Nếu kết bạn với những đứa trẻ tiêu cực, lười biếng và đầy năng lượng tiêu cực thì những gì nhìn thấy và cảm nhận sẽ đen tối, nhàm chán.
Thứ ba: Tránh xa những người không thấu hiếu, cản trở con phát triển và ở gần những người bạn đồng cảm với con
Là cha mẹ, chúng ta đôi khi phải học cách "hợm hĩnh", "làm cao" để dạy con sàng lọc bạn bè, tránh xa "những người bạn độc hại". Miễn là con cái chúng ta có những nguyên tắc và điểm mấu chốt về tình bạn cũng như ý thức rõ ràng về đúng sai, chúng ta sẽ không lo lắng về việc con cái bị ảnh hưởng bởi "tình bạn độc hại".
Tôi nhớ Giáo sư Lý Mai Cẩn từng nói trong một bài giảng: "Nếu bạn lo lắng con mình có bạn bè lộn xộn, có thể dễ dàng giải quyết vấn đề đó bằng một bữa ăn. Khi con sinh nhật, hãy tổ chức một buổi họp mặt gia đình và mời tất cả những người bạn thân nhất của con đến nhà thay vì nhà hàng.
Bởi vì khi được gọi đến nhà, bạn có thể tranh thủ trò chuyện cùng các con trong lúc nấu nướng, có thể hiểu rõ về tính cách và suy nghĩ của các người bạn của con. Từ đó, giúp con chọn lọc những người bạn chất lượng để kết thân.