Thông tin này được đăng tải trên báo Phụ nữ Số (Chuyên trang của báo Phụ nữ Thủ Đô) ngày 6/1. Bài viết có tiêu đề: "Con gái hỏi: B.ao c.ao s.u là gì? Bà mẹ TP.HCM trả lời xứng đáng đưa vào sách giáo khoa". Nội dung bài viết như sau:

Ngày nay, trẻ em tiếp thu rất nhiều kiến thức giáo dục giới tính từ bạn bè đồng trang lứa và trên internet. Có một lượng lớn thông tin sai lệch và cũng không có nhiều không gian an toàn để những đứa trẻ đặt câu hỏi, càng ít có một cuộc đối thoại tích cực và hiệu quả. Muốn con không đi lạc đường, không còn cách nào khác ngoài việc cha mẹ cần lắng nghe con - trút bỏ tất cả những cảm giác khó xử mà bạn có thể có để trò chuyện thẳng thắn với con về tình dục.

Tuy nhiên trên thực tế, sự ngại ngùng của nhiều cha mẹ hiện nay đã khiến con cái phải tìm kiếm nguồn thông tin từ những nơi khác, không loại trừ cả nơi kém uy tín.

Có con nhỏ năm nay 10 tuổi, chị Huyền Anh (TP.HCM) cũng từng đau đầu vì bỗng dưng con đưa ra một vài câu hỏi khó xử. Cụ thể, có một lần, hai mẹ con đang chơi trò cờ tỷ phú, đứa trẻ bỗng thắc mắc: Mẹ ơi, b.ao c.ao s.u là gì?

hình ảnh

Phản ứng đầu tiên của bà mẹ hai con là giật thột, không biết con lấy thông tin về b.ao c.ao s.u ở đâu. Tuy nhiên, sau một phút mất bình tĩnh, chị mỉm cười, hỏi con: "Chà, con mẹ nay tò mò cả về b.ao c.ao s.u nữa? Tại sao con biết về cái này, kể mẹ nghe với". Thì ra, hôm trước đi siêu thị với mẹ, trong lúc lang thang các quầy hàng, đứa trẻ tình cờ thấy chỗ trưng bày đồ "người lớn". Nhận thấy vấn đề không nghiêm trọng lắm, chị Anh bắt đầu nghĩ cách giảng giải cho con hiểu. 

Là một người thường xuyên tìm hiểu về nuôi dạy con, cả vấn đề giáo dục giới tính, chị Anh cho rằng, tùy vào độ tuổi của con, bạn sẽ quyết định nói nhiều hay ít. Nếu con còn nhỏ mà đột nhiên hỏi câu này, có thể bạn sẽ thắc mắc không biết câu hỏi này đến từ đâu? Liệu con đã thấy b.ao c.ao s.u ở đâu chưa? Hay là chúng cần dùng đến nó? Bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Hãy nhớ giữ vẻ mặt điềm tĩnh và bắt đầu bằng cách hỏi con xem chúng nghĩ b.ao c.ao s.u là gì, rồi từ đó bạn có thể bổ sung thêm thông tin và tìm hiểu xem con đã nghe đâu đó về nó.

Vì con còn nhỏ, nên chị Anh giải thích đơn giản như thế này: "B.ao c.ao s.u giống như một chiếc găng tay mà người đàn ông đeo vào d.ương v.ật. Đó là một chiếc găng tay dành cho d.ương v.ật". Lúc này, đứa trẻ lại hỏi: "Tại sao lại cần găng tay cho d.ương v.ật?", chị giải thích tiếp: "Đó là một cách bảo vệ. Khi ai đó q.uan h.ệ tì.nh d.ục, b.ao c.ao s.u sẽ giúp bảo vệ vì có những bệnh có thể lây qua đường tì.nh d.ục. Ngoài ra, cũng có nguy cơ mang thai. Nếu ai đó chưa sẵn sàng có con hoặc không muốn có con ngay lúc này, thì việc bảo vệ cơ thể của mình và cơ thể bạn tình là rất quan trọng. Đó là lý do vì sao họ dùng ba.o c.ao s.u".

hình ảnh

Theo chị Anh, nếu con đã lớn hơn, bạn có thể giải thích chi tiết. Bạn có thể nói về nơi mua BCS và chia sẻ rằng, khi con lớn hơn, nếu cần, chúng có thể hỏi bạn, hoặc bạn sẽ đảm bảo rằng con luôn có BCS khi cần. 

Từ khi con còn nhỏ, bà mẹ này đã không ngại ngùng chia sẻ những kiến thức giới tính cho con. Chị giới thiệu chung về một số thuật ngữ về cơ quan sinh sản và giúp trẻ hiểu được chức năng, cấu tạo của các bộ phận. Dạy trẻ cách từ chối sự đụng chạm hoặc tiếp cận của người khác đối với các bộ phận riêng tư. Cho trẻ tìm hiểu về những cảm xúc khác nhau như tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình.

Khi con lên 9 tuổi, chị chắt lọc các kiến thức về giới tính chuyên sâu hơn để dạy con, về những giá trị của tình dục và các hành vi liên quan.

"Nhiều phụ huynh e ngại nói với con sớm sẽ vẽ đường cho hươu chạy. Tôi cũng từng như vậy. Nhưng tôi nhớ có đọc được, trong một buổi thảo luận về vấn đề t.ì.n.h d.ụ.c ở tuổi vị thành niên, khi chuyên viên tâm lý đặt câu hỏi, một số học sinh 13, 14 tuổi thú nhận từng q.uan h.ệ tì.nh dụ.c nhiều lần với bạn chung lớp. Song hầu hết các em này cho biết cha mẹ chưa bao giờ dạy chúng về chuyện gi.ới tí.nh, tình yêu. Tất cả những gì các em biết và thực hiện đều do tìm hiểu từ bạn bè hoặc mạng Internet, phim ảnh...

Vì vậy, tôi rất đồng ý với quan điểm của 1 chuyên gia, là cha mẹ hãy nói với con trẻ về tì.nh dụ.c ngay khi chúng còn nhỏ, đừng đợi đến khi chúng thực hiện rồi mới nói thì đã "muộn một bước" rồi. Trong lúc trò chuyện với trẻ, cha mẹ nên xem những vấn đề liên quan gi.ớ.i tí.nh như một điều tốt đẹp, là bình thường mà ai cũng trải qua", chị Anh nói.

Khi con còn nhỏ mà hỏi về những vấn đề nhạy cảm, điều quan trọng là bạn phải xử lý câu hỏi một cách bình tĩnh, tôn trọng và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Việc tạo ra một môi trường thoải mái, nơi trẻ có thể đặt câu hỏi mà không sợ bị chỉ trích hay cảm thấy xấu hổ, là điều vô cùng quan trọng.

Nếu câu hỏi của con quá nhạy cảm hoặc bạn chưa sẵn sàng trả lời ngay, bạn có thể hỏi lại con: "Con muốn biết gì về vấn đề này?" để hiểu rõ hơn về mức độ tò mò của trẻ và quyết định xem mình có nên trả lời ngay hay không.

Hãy nhớ rằng, trả lời một cách đơn giản và dễ hiểu là chìa khóa. Trẻ nhỏ chưa có đủ kiến thức để hiểu các khái niệm phức tạp về tình dục, vì vậy bạn không cần phải đi quá sâu vào chi tiết. Điều quan trọng là bạn truyền đạt đúng mức độ thông tin mà trẻ có thể tiếp thu và hiểu được, đồng thời duy trì thái độ bình tĩnh và tôn trọng.

Ngoài ra, khi trả lời, hãy luôn tạo điều kiện cho con cảm thấy tự tin đặt câu hỏi tiếp theo nếu chúng có thắc mắc. Điều này sẽ giúp xây dựng một mối quan hệ cởi mở giữa bạn và con, nơi trẻ cảm thấy an toàn và không ngại tìm hiểu những vấn đề quan trọng. Việc duy trì sự cởi mở và minh bạch trong những cuộc trò chuyện này sẽ giúp con bạn phát triển nhận thức lành mạnh về cơ thể và tình dục khi lớn lên.