Thông thường, ngay sau khi em bé chào đời, các y tá, bác sĩ sẽ nhanh chóng thông báo tình trạng của trẻ cho người thân có mặt đẻ gia đình yên tâm. Đây là thời điểm rất quan trọng vì mọi lời nói của nhân viên y tế đều tác động mạnh đến tâm trạng của người thân đang chờ đợi bên ngoài.
Vậy nhưng, có một nữ y tá dường như chưa thật sự hiểu rõ điều này. Cô đã lỡ lời trong khoảnh khắc quan trọng này và ngay sau đó đã bị mất việc. Thông tin này đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể là mới đây, một cặp vợ chồng ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã vỡ òa trong niềm vui sướng khi nhận tin vui mang thai đôi, niềm hạnh phúc lan tỏa khắp gia đình.
Trước đó, vì lo lắng cho sự an toàn của cả mẹ và bé, sau 3 tháng mang thai, Lí Lan quyết định nghỉ làm, tập trung dưỡng thai và chuẩn bị chu đáo cho ngày “vượt cạn”. Trong suốt thai kỳ, cô đều đặn đi khám thai, luôn chăm sóc cẩn thận để đảm bảo hai con trong bụng phát triển một cách khỏe mạnh nhất.
Ngày dự sinh cuối cùng cũng đến. Để đảm bảo an toàn, bệnh viện đã nhanh chóng sắp xếp ca mổ cho cô ấy. Chồng, bố mẹ chồng và bố mẹ ruột của cô đều túc trực ngoài phòng mổ, lo lắng chờ đợi từng phút giây. Dù kỹ thuật mổ lấy thai hiện nay đã rất tiên tiến, nhưng sinh đôi luôn mang đến rủi ro cao hơn. Người thân ngoài phòng mổ, đặc biệt là chồng cô ấy, không giấu nổi sự lo lắng.
May mắn thay, ca phẫu thuật đã diễn ra suôn sẻ. Không lâu sau, tiếng khóc của 2 em bé vang lên, báo hiệu một cặp "long phụng" đã chào đời. Ngay lập tức, y tá vui vẻ bước ra thông báo với gia đình: "Người nhà của chị Lý Lan ơi, chị ấy đã sinh rồi, một cặp long phụng nhé! Bé trai 2.5kg là anh, bé gái 2kg là em”.
Ảnh minh họa
Khi nghe những lời này, gia đình vỡ òa trong hạnh phúc, nắm tay y tá liên tục cảm ơn. Thế nhưng, niềm vui ấy nhanh chóng bị lu mờ bởi câu nói tiếp theo của y tá: "Sinh đôi thì thường phải mổ, lần trước có một sản phụ sinh đôi cứ khăng khăng muốn sinh thường, cuối cùng bị khó sinh dẫn đến mất máu nhiều. Kết quả, con thì sinh ra nhưng mẹ lại không qua khỏi, còn đứa bé có nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh”.
Cả gia đình vừa nghe xong câu nói đó liền sững sờ, khuôn mặt ai nấy đều biến sắc. Người cha của hai đứa trẻ không kìm nổi cơn giận, nghiêm giọng hỏi: "Ý cô là sao? Cô đang nguyền rủa gia đình chúng tôi phải không?".
Cô y tá hoảng hốt giải thích rằng, cô chỉ là người thật thà, nói ra những gì mình từng trải qua, mong gia đình đừng quá nhạy cảm. Tuy nhiên, những lời này chỉ khiến gia đình thêm phần khó chịu. Họ cho rằng, phụ nữ sinh con như bước một chân qua cửa t.ử, mãi mới nghe được câu “mẹ tròn con vuông”, thế mà lại bị dội một gáo nước lạnh với lời nói không mấy vui vẻ.
Cuối cùng, cô y tá đã bị bệnh viện sa thải sau khi gia đình sản phụ phản ánh sự việc lên lãnh đạo. Mỗi khi nhắc lại câu chuyện, chồng sản phụ vẫn không giấu nổi bức xúc: "Sao lại có người nói năng thiếu suy nghĩ như vậy, thật sự khiến người ta phẫn nộ".
Trên thực tế, việc lựa chọn lời nói sau khi đứa trẻ chào đời rất quan trọng. Đối với gia đình, thời khắc em bé được sinh ra là khoảnh khắc thiêng liêng nhất. Những lời chúc mừng, an ủi hay thông báo tình trạng của trẻ cần được truyền đạt một cách tế nhị và cẩn trọng.
Nhiều người thường nghĩ rằng, chỉ cần nói thật lòng, không cần phải kiêng nể quá nhiều. Tuy nhiên, như câu chuyện trên đã minh chứng, lời nói vô ý có thể khiến niềm vui trở thành nỗi ám ảnh, gây tổn thương cho những người vừa trải qua giây phút sinh tử. Trong những tình huống nhạy cảm như vậy, sự tinh tế và nhạy bén trong cách truyền đạt không chỉ giúp xoa dịu tâm lý của người thân mà còn góp phần duy trì niềm vui trọn vẹn trong gia đình.
Những điều không nên nói khi đến thăm em bé mới chào đời
1. So sánh về ngoại hình của em bé: Những câu như "Sao bé nhỏ thế?" hoặc "Bé này trông không giống bố/mẹ gì cả" có thể làm tổn thương cha mẹ. Mỗi em bé đều phát triển theo cách riêng, và việc so sánh không cần thiết có thể gây áp lực tâm lý cho cha mẹ.
2. Nhận xét về việc nuôi con: Câu hỏi "Sữa mẹ có đủ không?" hoặc "Sao không cho con bú mẹ?" có thể khiến người mẹ cảm thấy bị phán xét về khả năng nuôi dưỡng con. Nuôi con là quyết định cá nhân của mỗi gia đình, và không cần thiết phải đưa ra ý kiến tiêu cực.
3. Áp lực về giới tính của em bé: Những câu như "Ước gì bé là con trai/con gái" không chỉ xúc phạm mà còn tạo áp lực về giới tính cho cha mẹ, điều này không phù hợp và không cần thiết.
4. Nhận xét về ngoại hình người mẹ: Câu như "Sao chưa về lại dáng được?" hoặc "Trông chị mệt mỏi quá" chỉ khiến người mẹ thêm áp lực về ngoại hình và sức khỏe sau sinh, thay vì khích lệ và động viên.
5. So sánh với trẻ khác: "Con của người khác nhanh lớn hơn" hoặc "Trẻ này nhìn yếu hơn" làm cho cha mẹ cảm thấy lo lắng không cần thiết về sự phát triển của con mình.
Những điều này nên tránh để tạo ra môi trường tích cực, giúp cha mẹ mới an tâm và tự tin hơn trong giai đoạn đầu nuôi dưỡng con trẻ.