Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc không hề đơn giản, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ, còn khá non kinh nghiệm.



Sau khi được sinh ra, trẻ sẽ thoát khỏi sự bao bọc của mẹ, lúc này cơ thể và tâm lý của trẻ chưa kịp thời thích nghi với môi trường bên ngoài nên khá mong manh dễ bị tổn hại. Nếu lúc này người mẹ không có đủ kiến thức và kinh nghiệm để chăm trẻ đúng cách sẽ dễ gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của con.



Một bà mẹ xin được giấu tên chia sẻ trong nỗi ân hận tột cùng khi để mất con trai 4 tháng tuổi chỉ vì lỗi bất cẩn của bản thân. Chị kể vì con chị hay tỉnh giấc giữa đêm nên chị cho con ngủ cùng giường để tiện cho con bú, tuy nhiên sự việc không may xảy đến. Vào một buổi tối nọ sau ca làm buổi sáng chị về nhà trong trạng thái mệt mỏi, và đã ngủ quên trong lúc cho con bú, đến khi tỉnh dậy con trai chị đã rơi vào trạng thái bất tỉnh và não ngừng hoạt động vì mất ô-xy quá lâu. Chị và gia đình lập tức đưa con đến viện tuy nhiên bác sĩ thông báo đã quá trễ, con chị tử vong trước đó rất lâu.



Các bác sĩ cảnh báo không riêng gì trường hợp của chị, với những bà mẹ mới lần đầu có con, mọi thứ đều thật lạ lẫm sẽ khó tránh những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh.



Những hành động sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh



Cho trẻ ngủ ngay sau bú no





Nhiều bà mẹ có thói quen cho con lên giường ngủ ngay sau khi bú xong, thực tế cho thấy hành động này rất nguy hiểm vì lúc này dạ dày trẻ chưa hoạt động đủ để tiêu hóa lượng sữa vừa nạp vào cơ thể. Nếu để trẻ nằm ngay xuống giường có thể khiến trẻ bị nôn trớ, ọc sữa.



Để tránh cho trẻ bị ọc sữa, các mẹ nên vác đứng trẻ vài phút và vỗ nhẹ vào lưng. Tuy nhiên, các mẹ không nên bế bé ở tư thế này quá lâu và nếu bế thì phải để cả thân bé áp vào ngực, vai người lớn càng nhiều càng tốt, tay luôn phải đỡ phần đầu, cổ. Như vậy sẽ giảm lực lên xương sống.



Khi cho trẻ ngủ cho trẻ nằm đầu cao nhằm làm giảm nguy cơ hít sặc. Nằm ngửa, nghiêng khi ngủ. Tránh nằm sấp khi ngủ.



2. Bế đứng trẻ quá sớm






Đối với trẻ sơ sinh cổ và lưng chưa thật sự phát triển cứng cáp, nếu lúc này bố mẹ thường xuyên bế đứng trẻ sẽ khiến toàn bộ trọng lượng đầu sẽ dồn áp lực lên xương sống. Lúc này, xương sống trẻ sẽ chịu áp lực nặng nề, dễ bị ảnh hưởng đến cấu trúc và bị vẹo cột sống, tổn thương xương cổ ảnh hưởng đến phát triển của trẻ sau nay.



Tư thế bé chuẩn theo từng tháng tuổi của trẻ sơ sinh:



- Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Ở giai đoạn này mẹ nên bé ngang, một tay đỡ mông, một tay vừa đỡ đầu, cổ và lưng bé.



-Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: Vào lúc này nhiều bé đã có thể giữ được đầu thẳng đứng tuy nhiên cổ và cơ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Thế nên ngoài tư thế nằm ngang, bố mẹ có thể bé con theo hướng nghiêng, một giữ đầu, tay con lại giự mông và áp ngực bé vào vai người lớn.



-Trẻ trên 6 tháng tuổi:



Giai đoạn này, trẻ đã phát triển tương đối cứng cáp, bố mẹ có thể bế bé ở nhiều tư thể: Bế ngang, bế vác trên lưng hay thậm chí mẹ có thể quay người con lại, cho lưng con áp vào lòng mẹ để con quan sát, nhìn ngắm phía trước.


Lưu ý tư thế bé cắp nách chỉ nên sử dụng sau khi trẻ 1 tuổi.



3.Nằm cho con bú





Bụng của trẻ sơ sinh rất nhỏ, chính vì thế rất dễ bị đói, đặc biệt là vào ban đêm. Một số bà mẹ chăm con thường có thói quen nằm cho con bú vào ban đêm, hành động này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe của trẻ. Đã có không ít trường hợp trẻ tử vong khi đang bú vì mẹ ngủ quên khiến trẻ bị ngạt.



Các chuyên gia y tế khuyến cáo dù cảm thấy buồn ngủ hay mệt mỏi cỡ nào , các mẹ cũng nên cố gắng ngồi dậy hoặc bước khỏi giường để cho con bú.



4. Lấy mật ong rơ lưỡi cho trẻ



Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng mật ong thô hoặc mật ong chưa tiệt trùng dưới bất kỳ hình thức nào. Bởi hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ không thể vô hiệu hóa sự tác động của botulism. Loại chất này có thể nguy hiểm cho hệ thần kinh cơ gây nên chứng liệt cơ nếu nhiễm phải. Nặng hơn, khi chất độc này vượt ngưỡng cho phép sẽ khiến trẻ rơi vào trường hợp ngộ độc cấp có thể nguy hiểm đến cả tính mạng.


Để con phát triển khỏe mạnh các mẹ nên trang bị cho mình những thông tin, kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe cho trẻ để tránh những nhầm lẫn, rủi ro không mong muốn nhé!