Trị mụn cho bà bầu là thời kỳ thách thức sắc đẹp của phụ nữ, bởi lúc này nội tiết tố trong cơ thể thai phụ sẽ có sự thay đổi khiến da cũng bị rối loạn sắc tố gây ra mụn. Để sở hữu làn da đẹp, không mụn thì các mẹ bầu hãy tham khảo cách trị mụn cho bà bầu nhưng vẫn an toàn nhất với thai nhi.
Nguyên nhân gây ra mụn cho bà bầu
Nguyên nhân gây ra mụn cho bà bầuDưới đây là một vài lý do khiến mụn bùng phát khi mang thai:
1. Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu của thai kỳ là nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá mọc nhiều. Sự gia tăng của hormone androgen khiến da sản sinh ra bã nhờn nhiều hơn làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
2. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm gốc dầu thì nguy cơ bị mụn trứng cá là rất cao.
3. Nếu bạn đã từng bị mụn trứng cá trước đây thì nguy cơ mụn bùng phát trong thai kỳ là rất lớn. Ngoài ra, nếu thường bị mụn trước khi hành kinh, có nhiều khả năng bạn phải “sống chung” với nó trong thời gian mang thai.
4. Các yếu tố về hệ miễn dịch khiến da bạn trở nên nhạy cảm. Hệ miễn dịch yếu sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi ở trong các lỗ chân lông, gây viêm.
Mụn không phải là một vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ mang thai.
Tìm hiểu thêm: Hiểu đúng về mụn và cách trị mụn tận gốc
Cách trị mụn cho bà bầu
Các loại mụn thường gặp khi mang thai
Các loại mụn thương găp khi mang thaiMụn thai kỳ thường được chia ra nhiều loại: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc… Các bạn có thể nhận dạng được đây là loại mụn gì dựa vào những dấu hiệu dưới đây nhé.
- Mụn đàu trắng:Hình thành do da da bị nhờn và bị bít tắc lỗ chân lông nhưng không bị oxy hóa nên có màu trắng
- Mụn mủ: Mụn có đầu trắng, vùng da xung quanh bị đỏ và sưng tấy lên. Các vết sưng thường có nhiều dịch mủ trắng hoặc vàng
- Mụn đàu đen: Thường xuất hiện ở vùng chữ T, ẩn nông trên bề mặt da.Chúng được hình thành do hỗn hợp dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết trên da
- Mụn bọc: Loại mụn này hay sưng to, viêm và chạm vào thấy cứng. Mụn có nhân nằm ở bên trong và gây đau đớn mỗi khi ấn mạnh vào
- Mụn sưng viêm: Loại mụn này thường tạo thành các nốt mụn đỏ trên da và không nhìn thấy đầu mụn. Đây là loại mụn rất dễ biến thành sẹo nếu nặn mụn không đúng cách
Thường thì mụn sẽ bắt đầu mọc quanh miệng và sau đó sẽ lan rộng ra các vị trí khác trên khuôn mặt. Mụn mọc ở dưới xương gò má và dọc theo đường viền hàm là do thay đổi nội tiết cao hơn so với mụn mọc trên trán. Mụn mọc ở miệng thì rơi vào thời kỳ rụng trứng của phụ nữ.
Các bạn cần thăm khám bác sĩ trước tiên để biết chính xác về tình trạng mụn của mình nhé.
Xem chi tiết bài viết tại: https://hebeblog.info/tri-mun-cho-ba-bau-an-toan-hieu-qua/