Càng lớn tuổi, người già càng nên chú trọng đến vấn đề sức khỏe. Đây cũng là bí quyết giúp người lớn tuổi sống khỏe hơn, sống thọ hơn với con cháu. Do đó, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học, không thừa cũng không thiếu sẽ góp phần đáng kể trong việc tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp với người cao tuổi thì hãy cùng đọc hết bài viết này nhé.
Chế độ ăn các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối
Người cao tuổi sức khỏe sẽ không bằng người trẻ nên hầu như không thể tập luyện thể dục thể thao dẫn đến chức năng cơ quan suy giảm, nhu cầu năng lượng cũng giảm. Chính vì thế, bữa ăn của người cao tuổi cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết sau đây:
Chất đạm: người già nên bổ sung những thực phẩm như thịt, cá, trứng sữa. lạc, vừng, sản phẩm chế biến từ đậu. Bởi, người già rất dễ thiếu hụt đạm do cơ thể hấp thụ đạm kém, dễ dẫn đến giảm trí nhớ, suy giảm hệ thống hệ miễn dịch,…
Tinh bột và chất béo: người già không nên ăn quá nhiều tinh bột, mỗi bữa chỉ nên ăn 1-2 lưng bát cơm, thay vào đó hãy ăn nhiều rau xanh, khoai củ để cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung những món luộc, hấp, hạn chế các món ăn chiên xào, rán chất béo từ động vật. Nếu bổ sung chất bạn, nên bổ sung các chất béo chưa no như các loại dầu từ thực vật và omega-3 để tốt cho tim mạch.
Vitamin và khoáng chất: nên bổ sung các loại vitamin nhóm B, C, D,…và các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm,… để tăng cường sức đề kháng.
Khẩu phần và tần suất các bữa ăn
Khi già đi, hệ tiêu hóa cũng không hoạt động tốt như thời còn trẻ, vì thế cơ thể cũng sẽ khó khăn trong việc hấp thụ các chất như canxi, sắt. Do đó, khi lên thực đơn ăn uống mỗi ngày cần cân đối 4 nhóm thực phẩm như đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
Người cao tuổi cũng nên chia 3 bữa ăn chính xen kẽ với 2-3 bữa ăn phụ, căn chỉnh khoảng cách giữa các bữa ăn nên đều nhau và đúng giờ. Điều này cũng cực kỳ tốt cho những người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường.
Thực đơn cho người cao tuổi trong 1 tuần
Ngày thứ 1
Bữa sáng: hủ tiếu xá xíu + 1 quả chuối
Bữa phụ sáng: sữa không đường
Bữa trưa: cơm trắng + thịt kho tiêu + rau muống luộc + canh cà chua + dưa hấu
Bữa trưa phụ: đậu hũ nước cốt dừa
Bữa tối: cơm trắng + trứng chiên + canh rau má + bưởi
Ngày thứ 2
Bữa sáng: bánh cuốn nóng + 1 ly nước đào ép
Bữa sáng phụ: sữa chua
Bữa trưa: cơm trắng + canh rau dền thịt bằm + gà kho sả ớt + cam
Bữa trưa phụ: bánh flan
Bữa tối: cháo trắng cá cơm kho + cải bó xôi xào + chuối
Ngày thứ 3
Bữa sáng: phở bò + trái cây
Bữa sáng phụ: sữa không đường
Bữa trưa: cơm trắng + canh chua cá lóc + thịt kho đậu hũ
Bữa trưa phụ: bánh quy
Ngày thứ 4
Bữa sáng: bún chả cá + 1 ly trà gừng
Bữa sáng phụ: đu đủ
Bữa trưa: xôi gấc + gà rô ti + quả quýt
Bữa trưa phụ: 1ly sữa canxi
Bữa tối: cơm trắng + canh rau ngót + cá ngừ kho + chuối
Ngày thứ 5
Bữa sáng: bánh canh cua + 1 ly nước atiso
Bữa sáng phụ: khoai lang
Bữa trưa: cơm trắng + canh khổ qua + thịt kho tàu + sữa chua
Bữa trưa phụ: chè đậu xanh nha đam
Bữa tối: cháo đậu đỏ thịt bằm + vú sữa
Ngày thứ 6
Bữa sáng: miến gà + bánh flan
Bữa sáng phụ: sữa không đường
Bữa trưa: cơm trắng + thịt bò xào + canh nghêu nấu mẻ + rau câu
Bữa trưa phụ: sữa chua
Bữa tối: cơm trắng + đậu hũ sốt cà chua + rau lang luộc + măng cụt
Ngày thứ 7
Bữa sáng: bánh mì ốp la + 1 ly nước ép trái cây
Bữa sáng phụ: cơm rượu
Bữa trưa: bún bò + bưởi
Bữa trưa phụ: chè đậu đen
Bữa tối: cơm trắng + tôm kho tàu + canh cải xoong + dưa hấu
Đây là thực đơn để người thân có thể áp dụng để cho người lớn tuổi trong gia đình có thể ăn uống mỗi ngày. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cũng cần linh hoạt thay đổi thực đơn này để không gây ra tình trạng ngao ngán nhé.
Vài trường hợp nếu áp dụng thực đơn dinh dưỡng này mà người cao tuổi vẫn không thể hấp thụ cũng như hệ tiêu hóa không cải thiện được gì, thì bạn nên dẫn người người thân của mình đến phòng khám, để được bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực này tư vấn và hướng dẫn thực đơn phù hợp hơn nhé.