Tục tẩy trần đêm tất niên bằng nước lá mùi già là một trong những tập tục có từ lâu đời và đã trở thành nét đẹp văn hóa và phong tục truyền thống của người Việt ta mỗi dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa của việc tắm nước mùi già cuối năm. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay sau đây.

hình ảnh

Tắm nước lá mùi già vào chiều 30 Tết hay dùng nước lá mùi để rửa mặt vào sáng mùng 1 đã trở thành phong tục quen thuộc qua bao thế hệ người dân Việt Nam. Theo ông bà ta vẫn thường nói, việc tắm lá mùi già vào cuối năm là cách để gột rửa cơ thể và xua tan những chuyện không vui trong năm cũ. Hương thơm của lá mùi sẽ giúp chúng ta tĩnh tâm, thư giãn hơn sau một thời gian dài mệt mỏi mưu sinh kiếm sống.

Không chỉ vậy, theo ý học cổ truyền, việc mọi người nô nức tắm nước mùi còn đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Trong Đông y, rau mùi có vị cay, tính ôn và mùi thơm dễ chịu. Tinh dầu chứa trong toàn thân cây có thành phần chính là coriandrol, và hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá cao gấp 10 lần dưa chuột, cà chua; sắt, can xi, và các khoáng chất: thiamine, riboflavin, axit pantothenic, niacin, cholin, ma-giê… cũng cao hơn những loại rau khác. Nên đây là loại cây có thể sử dụng tất cả các bộ phận để làm thuốc.

Tắm nước lá mùi có tác dụng chống mệt mỏi

Tắm nước lá mùi có tác dụng chống mệt mỏi, lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng stress, phục hồi sức khỏe rất tốt. Nó phù hợp vớị những người bị suy nhược thần kinh, đau nhức nửa đầu, trầm cảm. Hỗ trợ giảm đau trong chứng thấp khớp, phong thấp và làm dịu các triệu chứng co rút cơ. Phòng cảm lạnh và giúp giảm viêm trong trường hợp bị nhiễm siêu vi và vi trùng đường tiêu hóa, hô hấp, viêm đường tiểu…Cây mùi già là loại cây phổ biến có giá thành thấp, nhưng công dụng lại rất là tốt, do đó đây cũng là loại thảo dược quý được người dân săn lùng nhiều nhất vào dịp cuối năm.

Nguồn: https://thietkenhathoho.com/vi-sao-nhieu-nguoi-tam-nuoc-mui-gia-cuoi-nam/