Sỏi mật được chẩn đoán bằng cách nào?
Siêu âm là xét nghiệm thường được sử dụng nhất để phát hiện sỏi mật.
Các xét nghiệm khác có thể giúp trong việc chẩn đoán sỏi mật bao gồm:
- Chụp cắt lớp điện toán (CT scan)
- Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP) được thực hiện khi nghi ngờ có sỏi đường mật kết hợp nhằm giúp chẩn đoán và lấy sỏi
- Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP)
- Siêu âm qua nội soi (EUS)
Siêu âm thường được sử dụng nhất để phát hiện sỏi mật.
Hẹn với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng làm bạn lo lắng. Bạn cần được điều trị ngay lập tức nếu có các dấu hiệu và triệu chứng do biến chứng nghiêm trọng của sỏi, chẳng hạn như:
- Đau bụng dữ đội đến mức bạn không thể ngồi yên hoặc tìm một vị trí thoải mái
- vàng da và mắt
- Sốt cao với ớn lạnh
Sỏi mật điều trị bằng cách nào?
Trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn có sỏi túi mật nhưng không có triệu chứng, bạn có thể không cần điều trị.
Nếu bạn có triệu chứng như đau, có thể bạn sẽ cần phải được điều trị. Phương pháp điều trị được sử dụng thường nhất là phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Trong đại đa số các trường hợp (90%), phẫu thuật này được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi.
Nếu bệnh nhân có biến chứng nhất định liên quan đến sỏi mật - như viêm, nhiễm trùng, sẹo lớn từ một phẫu thuật trước đó, một rối loạn chảy máu hoặc một tình trạng có thể gây khó khăn khi thực hiện bằng phẫu thuật nội soi - các bác sĩ phẫu thuật có thể cắt túi mật bằng phương pháp mổ nở. Tiến trình này làm thời gian nằm viện lâu hơn (3-5 ngày).
Nếu có sỏi đường mật kết hợp, sỏi cần phải được lấy đi trong hầu hết trường hợp, ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào. Phương pháp phổ biến nhất để thực hiện là nội soi mật tụy ngược dòng hoặc thực hiện lấy sỏi đường mật kết hợp cùng lúc với cắt túi mật nội soi.