Trẻ khiếm thị gặp rất nhiều khó khăn trong việc học hỏi, giao tiếp vì trẻ không thể tưởng tượng, ghi nhớ và nhận biết chính xác mọi thứ xung quanh. Để dạy trẻ học cần có phương pháp đúng đắn. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị.
1. Chuẩn bị sách nói cho trẻ thay vì sách giấy thông thường
Trẻ bị khiếm thị nhẹ thì vẫn không thể thấy rõ những thứ chi tiết như tài liệu chữ. Vậy nên thay vì “làm khó trẻ”, hãy chuẩn bị sách nói hoặc băng đĩa ghi âm sẵn nội dung tài liệu/bài giảng đế trẻ nghe các thông tin cần thiết và quan trọng. Điều này còn giúp trẻ làm quen dần với khả năng nghe, ghi nhớ nhanh hơn. Đây là phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị cơ bản nhất mà bạn cần thực hiện.
2. Ghi thật rõ và nói thật to điều mà bạn viết lên bảng
Các hình ảnh, sự vật lớn trẻ có thể ghi nhớ tưởng tượng được một phần. Bên cạnh đó, việc bạn nói to thông tin bạn ghi chép giúp trẻ nắm bắt tốt hơn, không bị bối rối vì không nhìn ra được hình ảnh đó. Để dạy trẻ thông minh, bạn cần phải thật kiên nhẫn.
3. Sử dụng nhiều vật liệu cảm quan hơn – Giáo dục trẻ khiếm thị
Sử dụng các vật liệu, mô hình mô phỏng để trẻ có thể nghe/cảm nhận/ngửi/nếm được cũng rất có ích cho quá trình học hỏi của trẻ. Vì các giác quan của trẻ đều nhạy bén hơn phần giác quan khiếm khuyết. Trẻ vẫn có thể tiếp nhận đầy đủ thông tin chính xác và sinh động mà không cần đến thị giác.
>>> Xem thêm: Phương pháp giáo dục shichida
4. Dạy trẻ chữ nổi Braille
Chữ nổi là phương tiện tốt để người khiếm thị tự đọc sách, tự nghiên cứu các vấn đề. Việc sử dụng chữ nổi đồng nghĩa với việc trẻ sử dụng song song 2 ngôn ngữ trong quá trình học, ngôn ngữ mẹ để (hoặc ngôn ngữ được giảng dạy) và ngôn ngữ Braille. Trẻ phải liên tục chuyển tiếp thông tin từ tay đến não và chuyển thông tin từ ngôn ngữ này snag ngôn ngữ kia để hiểu. Điều này giúp trẻ thông minh hơn rất nhiều. Việc tự mình đọc được sách, tự học và nghiên cứu được khiến trẻ tự tin và hứng thú hơn.
Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết khi dạy trẻ khiếm thị. Chúc bạn thành công.