Tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm, nhưng nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách, nó có thể trở thành môi trường cho các loại vi khuẩn nguy hiểm phát triển. Một số loại vi khuẩn phổ biến và nguy hiểm trong tủ lạnh cần phòng ngừa bao gồm:

1. Vi khuẩn Salmonella

Môi trường sống của vi khuẩn Salmonella là trong ruột con người và động vật. Vi khuẩn này sẽ lây lan qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Những nguồn ô nhiễm sẽ bao gồm thịt, thịt gà, vỏ trứng cùng những nguyên liệu khác trong tủ lạnh.

hình ảnh

Thời gian tồn tại của loại vi khuẩn này sẽ vào khoảng từ 2 đến 3 tháng. Các triệu chứng nhiễm Salmonella sẽ bao gồm đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và buồn nôn. Salmonella còn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, nước tiểu, khớp, xương và hệ thần kinh với các biến chứng nghiêm trọng cho con người.

》》Có thể bạn cũng quan tâm: Dịch vụ sửa tủ lạnh uy tín tại nhà

2. Vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio thường ở vùng nước ven biển nhất là Vibrio parahaemolyticus là vi khuẩn phổ biến gây bệnh. Vi khuẩn này sẽ sống ở các hải sản như tôm, sò, cua, cá,..

hình ảnh

Khi con người ăn phải hải sản sống sẽ xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, đau đầu, chuột rút cũng như đi ngoài có máu. Đa phần các trường hợp nhiễm Vibrio nhẹ sau 3 ngày sẽ tự phục hồi nhưng nếu điều trị sai cách và không cẩn thận rất có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

3. Vi khuẩn Listeria monocytogenes

Đây là loại vi khuẩn độc hại có trong thực phẩm có thể phát triển trong môi trường nhiệt độ thấp hoặc không có oxy hoặc có. Bạn có thể gặp nguy cơ nhiễm Listeria khi ăn vào các thực phẩm nhiễm khuẩn như thị nguội chế biến không đúng cách hoặc sữa chưa được tiệt trùng. Đặc biệt khi thực phẩm nhiễm khuẩn được bảo quản trong tủ lạnh.

hình ảnh

Những triệu chứng của nhiễm Listeria monocytogenes sẽ bao gồm sốt, đau cơ, ớn lạnh, tiêu chảy và buồn nôn. Những triệu chứng này có thể từ vài ngày đến hơn 30 ngày.

Đa phần những trường hợp nhiễm Listeria sẽ có các triệu chứng nhẹ. Thế nhưng điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho con người như viêm màng não và nhiễm trùng máu. Những đối tượng có nguy cơ cao bao gồm người cao tuổi trên 65 tuổi hoặc phụ nữ mang thai hay những người hệ miễn dịch yếu.

Xem thêm: Đánh giá chi tiết của dòng gas R600a trên tủ lạnh

4. Vi khuẩn Shigella

Loại vi khuẩn này sẽ lây lan qua thực phẩm ô nhiễm hoặc nước tiếp xúc với phân. Vi khuẩn này sẽ khiến ruột bị kích ứng dẫn đến xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đau quặn bụng, tiêu chảy, nôn và buồn nôn.

hình ảnh

Những triệu chứng này có thể xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi tiếp xúc với thực phẩm rồi kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng máu, viêm khớp, hội chứng tan máu – niệu.

5. Hướng dẫn cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi dùng tủ lạnh


- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, lau kĩ các vết tràn nhanh chóng cũng như dùng chất tẩy rửa để lau sạch bề mặt kĩ lưỡng.

- Dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín thực phẩm hoặc đựng trong hộp kín đối với thịt sống và hải sản.

- Bạn hãy sắp xếp các loại thực phẩm phù hợp. Lưu ý hãy tách thịt sống, rau củ sống cũng như thực phẩm chín. Cách này sẽ giúp phòng ngừa vi khuẩn lây lan từ chỗ này sang chỗ khác.

hình ảnh

- Loại bỏ các thực phẩm dễ hỏng hoặc đã hết hạn dùng: Bạn không nên đặt thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu. Bạn nên bảo quản thực phẩm đã nấu chín trong tủ lạnh không quá 4 ngày, đối với thịt xay và thịt gia cầm thì thời gian bảo quản không nên quá 1 đến 2 ngày.

- Điều chỉnh và kiểm tra xem nhiệt độ tủ lạnh ở mức nào mới phù hợp. Nhiệt độ lý tưởng sẽ thường dưới 0 độ C, ngăn mát hãy điều chỉnh ở mức dưới 5 độ C.

Trên đây là những vi khuẩn trong tủ chúng ta cần phải phòng ngừa. Hy vọng những thông tin này hữu ích giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.