Ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá là một hiện tượng thường khá hay gặp phải trong quá trình sử dụng tủ lạnh. Vậy nguyên nhân lỗi này là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

1. Ngăn mát của tủ lạnh bị đóng đá có biểu hiện gì?

Ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá là hiện tượng tuyết xuất hiện ở ngăn mát, bám vào thực phẩm khiến thực phẩm bị đông cứng như để ở trên ngăn đá. Biểu hiện của tủ khi bị lỗi này là rau và trái cây trong ngăn mát bị đóng đá và xuất hiện lớp tuyết trên bề mặt thực phẩm. Khi bạn giã đông thực phẩm thì không thể sử dụng được nữa do đã bị dập nát.

Vì thế nếu tủ lạnh nhà bạn xảy ra hiện tượng này thì cần nhanh chóng tìm cách khắc phục ngay nếu không việc bảo quản thực phẩm sẽ gặp nhiều vấn đề hoặc làm hiệu suất hoạt động của tủ bị kém đi nhiều.

Ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá

>>> Bạn có thể vào đây để đặt: "Sửa tủ lạnh tại nhà" Nhanh Nhất-> https://baohanhtulanhhitachi.com/

2. Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá

Có một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ngăn mát bị đóng đá như:

- Do tủ lạnh cài đặt ở mức nhiệt độ quá thấp

- Do tủ chứa lượng thức ăn quá nhiều dẫn đến quá tải

- Do cảm biến nhiệt độ của tủ lạnh bị hỏng

- Do thói quen sử dụng tủ lạnh chưa đúng các của người dùng

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Rơ-le nhiệt tủ lạnh bị hỏng; cầu chì bị hỏng; điện trở gia nhiệt bị đứt; âm tủ lạnh (hay còn gọi là sò lạnh) hay kẹp bánh răng khô dầu, bẩn hoặc bị mòn,…

Tùy vào mỗi nguyên nhân mà sẽ có cách khắc phục khác nhau, hãy tiếp tục theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về sự cố này nhé.

2.1. Do cài đặt nhiệt độ quá thấp: 

Khi bạn để tủ lạnh ở mức nhiệt độ quá thấp làm cho ngăn mát phải chịu một lượng khí lạnh cao. Lúc này các loại thực phẩm sẽ gặp tình trạng đóng vảy tuyết bên ngoài, hoặc thậm chí là đông cứng bên trong dẫn đến không sử dụng được.

Cách khắc phục:

Tủ lạnh thường có dạng núm vặn xoay tròn để điều chỉnh nhiệt độ và có nhiều cấp độ khác nhau. Khi vặn số càng nhỏ (về phía Min) thì nhiệt độ càng cao, tủ sẽ ít lạnh và hoạt động với công suất thấp. Còn ngược lại, vặn số càng lớn (về phía Max) thì tủ lạnh sẽ hoạt động với công suất cao.

Bạn nên mở tủ và kiểm tra xem có đang để bộ điều chỉnh nhiệt độ ở mức Max (tức là mức nhiệt độ lạnh nhất) hay không. Nếu có, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ về mức trung bình cho ngăn lạnh từ 2.8°C - 4.5°C. 

Trường hợp khối lượng thực phẩm trong ngăn mát quá nhiều, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí số cao hơn một chút để giữ được độ tươi cho thực phẩm.

Ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá 1

>>> Đọc thêm : Rút điện tủ lạnh đúng cách khi không sử dụng 

2.2. Ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá do tủ chứa lượng thức ăn quá nhiều dẫn đến quá tải: 

Một nguyên nhân khác nữa khá phổ biến mà người dùng thường hay mắc phải, dẫn đến tình trạng ngăn mát bị đóng đá là do chứa quá nhiều thực phẩm. Mỗi tủ lạnh được thiết kế với một dung tích chứa nhất định. Nếu vượt quá thì thực phẩm sẽ che mất các lỗ thông gió, làm cản trở sự lưu thông của khí lạnh, nhất là khu vực gần dàn lạnh. Các thực phẩm nằm gần dàn lạnh sẽ bị đông đá, còn ở xa dàn lạnh sẽ dễ hư hỏng vì không đủ độ lạnh.

Cách khắc phục:

Với trường hợp này thì bạn nên dọn bớt những thực phẩm không cần thiết trong tủ, sắp xếp lại gọn gàng, ngăn nắp và hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh tủ sạch sẽ định kỳ khoảng 2-3 tháng/lần. 

Ngoài ra cần lưu ý khi bỏ các loại thực phẩm vào tủ thì tránh để thực phẩm che lấp các lỗ thông gió.

Ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá 2

>>> Xem thêm : Nên để tủ lạnh ở số mấy - Cách chỉnh nhiệt độ chuẩn 

2.3. Do cảm biến nhiệt độ của tủ lạnh bị hỏng: 

Cảm biến nhiệt độ hay còn gọi là thermostat. Đây là bộ phận quan trọng đảm nhiệm chức năng điều chỉnh và duy trì nhiệt độ trong tủ lạnh. Khi nhiệt độ đã đạt ở mức yêu cầu, block lúc này sẽ ngừng hoạt động theo báo hiệu của bộ cảm biến để tủ không bị lạnh thêm. 

Tuy nhiên, nếu bộ phận này bị hỏng, tủ lạnh sẽ mất chức năng duy trì nhiệt độ ở mức cần thiết. Đồng thời, block tủ lạnh sẽ chạy mãi không dừng dù độ lạnh đã đạt đến mức cài đặt, làm cho nhiệt độ càng lạnh sâu hơn dẫn đến hiện tượng ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá.

Cách khắc phục:

Việc khắc phục tình trạng này đòi hỏi cần phải có dụng cụ chuyên dụng và kiến thức chuyên môn về kỹ thuật điện, cũng như các kiến thức về sửa chữa tủ lạnh. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên liên hệ nhân viên kỹ thuật để tiến hành kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

Ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá 3

2.4. Do thói quen sử dụng tủ lạnh chưa đúng các của người dùng

Ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá có thể hình thành trực tiếp từ chính thói quen sử dụng tủ lạnh không tốt của người dùng. Một số thói quen xấu có thể kể đến như: Thường xuyên mở cửa tủ lạnh trong thời gian quá lâu, quên không đóng kín cửa tủ, để thức ăn còn quá nóng vào tủ lạnh, không vệ sinh tủ lạnh định kỳ,... Những thói quen này nếu lặp lại nhiều lần mà không khắc phục sẽ khiến cho tủ lạnh bị giảm khả năng truyền nhiệt, gây bào mòn bánh răng, xuất hiện nhiều cặn bẩn và mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bảo quản.

Cách khắc phục:

- Bạn cần điều chỉnh thói quen khi sử dụng tủ lạnh

- Không nên mở cửa tủ quá lâu để tránh gây thoát nhiệt.

- Để ý đóng kín cửa tủ sau khi mở lấy đồ.

- Để thức ăn nguội hẳn trước khi cho vào tủ lạnh.

- Thực hiện vệ sinh tủ lạnh định kỳ khoảng 2-3 tháng/lần để tủ có thể vận hành được tốt nhất.

Ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá 4

  • hình ảnh

2.5. Ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá do một số nguyên nhân khác

- Rơ-le nhiệt tủ lạnh bị hỏng: Rơ-le là bộ phận chuyển mạch ngắt compressor sang chế độ xả đá, được lắp ngay vị trí ngăn rau củ hoặc phần hộp điện sau lưng tủ lạnh. Nếu rơ-le không đóng sang tiếp điểm thì tủ lạnh sẽ tự ngắt chế độ xả đá gây ra nhiều gián đoạn không mong muốn. 

- Cầu chì nhiệt bị đứt: Cầu chì nhiệt có vị trí tại ngăn đá thực hiện chức năng bảo vệ, ngăn chặn bộ phận xả đá hoạt động thời gian dài khiến tủ lạnh bị nóng, dễ hư hỏng. Vì vậy khi cầu chì bị đứt, bộ phận xả đá sẽ dừng hoạt động dẫn đến hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết.

- Âm tủ lạnh (Sò lạnh) không thông mạch: Sò lạnh thực chất là rơ-le xả tuyết, có nhiệm vụ giúp đảm bảo quá trình hoạt động hiệu quả của thanh điện trở xả tuyết khi dàn lạnh bị phủ tuyết và ngăn ngừa sự đốt nóng của thanh điện trở khi không thật sự cần thiết. Do đó khi sò lạnh không thông mạch sẽ làm gián đoạn chu trình xả tuyết từ đó gây ra sự cố tủ lạnh không xả được đá.

- Điện trở gia nhiệt bị đứt gãy: Điện trở gia nhiệt được xem là bộ phận điều khiển và ổn định điện năng khi dòng điện đi qua bị quá tải. Nếu điện trở gia nhiệt bị hỏng hoặc đứt gãy sẽ khó có thể kiểm soát được lượng điện năng từ đó dễ gây ra tình trạng bất ổn khi tủ lạnh hoạt động.

- Kẹp bánh răng khô dầu, bẩn hoặc bị mòn: Kẹp bánh răng là một thành phần quan trọng trong hệ thống cơ khí của tủ lạnh. Nếu kẹp bánh răng khô dầu, bẩn hoặc bị mòn, nó có thể gây ra ma sát và làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống. 

Cách khắc phục: Với các nguyên nhân trên, nếu không có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, việc tốt nhất bạn nên làm là liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc một đơn vị sửa chữa tủ lạnh chuyên nghiệp để được xử lý sự cố một cách nhanh nhất.

Ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá 5

Bài viết trên là những chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục sự cố ngăn mát tủ lạnh bị đóng đá. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn khắc phục được lỗi thành công. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.