Loa sub (loa siêu trầm) là thiết bị không thể thiếu trong dàn âm thanh hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa định nghĩa đúng về loại loa này. Hãy cùng KARAOKE–PRO tìm hiểu Loa sub là gì? Cấu tạo, phân loại và cách lắp đặt đúng cách nhé!
1. Loa sub là gì?
Loa sub thuộc dòng loa siêu trầm, dòng loa này được sản xuất nhằm mục đích tạo ra tần âm thấp nhất từ đó người nghe có thể nghe những chất âm ngọt, đằm thắm với thiết kế theo phong cách riêng biệt. Loa sub có hoạt động riêng biệt với chức năng tạo ra âm thanh ở tần số thấp từ 20 – 200Hz (âm bass), âm thanh sẽ cho ra chất lượng mạnh mẽ.
Loa sub được sử dụng trong gia đình
Khi sử dụng đúng loa sub này tích hợp với dàn âm thanh sẽ cải thiện được chất lượng của hệ thống âm thanh. Độ sâu và chiều rộng cho âm trường của âm thanh tốt hơn và có thể giảm bớt những tiếng nặng.
Loa sub được sử dụng trong phòng hát karaoke
2. Cấu tạo của loa sub
Loa siêu trầm gồm có 3 bộ phận chính đó là thùng loa và Bass loa, dây kết nối. Đối với loa sub điện thì có thêm mạch công suất để xử lý âm thanh
Loa sở hữu thiết kế khá đa dạng, tùy từng loại dòng loa sẽ có những chất liệu khác nhau.
3. Phân loại loa sub (loa siêu trầm)
A- Phân loại dựa theo công suất của loa siêu trầm
Loa siêu trầm được phân chia thành 2 loại dựa theo công suất loa đó là loa sub chủ động (sub điện) và loa sub bị động (sub hơi).
- Loa sub chủ động (sub điện): hay còn được gọi là loa Active
>>> Tìm hiêu thêm Loa Active là gì: Loa Active là gì
Loa sub chủ động là loại tích hợp kết nối với hệ thống amply riêng ở ngay bên trong để tạo ra tín hiệu âm bass. Người ta thường sử dụng loa sub trong trường hợp amply và receiver trong hệ thống âm thanh không đáp ứng điều kiện để tạo ra âm bass.
Điều đặc biệt là bạn có thể kết nối loa sub chủ động với hệ thống âm thanh mà không cần đến dây cáp.
Loa sub điện được sản xuất và thiết kế sẵn mạch công suất trong, bạn không cần phải kết nối chúng với amply chỉ cần kết nối tín hiệu âm thanh với đầu vào là có thể sử dụng.
- Loa sub bị động (sub hơi) : hay còn được gọi là loa Passive
>>> Tìm hiêu thêm Loa Passive là gì: Loa Passive là gì
Loa sub bị động là loại loa không tích hợp kết nối với hệ thống amply bên trong, cần bổ sung thêm một amply rời hay công suất đi kèm để cung cấp thêm tín hiệu âm thanh. Khi sử dụng loa hơi thì bạn cần chuẩn bị và kết nối cầu kỳ hơn loa điện.
B- Phân loại dựa theo thiết kế của loa siêu trầm
Dựa theo thiết kế của loa sub có 3 loại chính đó là sub đẳng áp, sub liền hộp, sub có lỗ thông hơi.
- Loa sub đẳng áp
Loa đẳng áp này có thiết kế đặc biệt với 2 loa bass được sắp xếp ở vị trí đối xứng nhau. Với khả năng bố trí phù hợp đã tạo ra sóng âm chuyển động, va đập vào nhau. Khi dòng âm chuyển động trong không gian hẹp sinh ra sự va đập tạo ra âm bass cực mạnh, vì vậy loa sub đẳng cấp thường được sử dụng trong không gian karaoke, vũ trường,…
- Loa sub liền hộp
Đối với dòng loa này không quá khác biệt so với các dòng loa sub khác. Loa được thiết kế với thùng loa là một khối kim loại, liền hộp kín đáo, được kết nối kèm theo Woofer để kết nối ra bên ngoài.
- Loa sub có lỗ thông hơi
Dòng loa này đặc biệt bởi thùng của loa có một lỗ nhỏ, chức năng của lỗ này để thông hơi và thông khí mạnh. Chính sự thông hơi đã tạo ra những âm trầm mạnh mẽ hơn, mang lại cho người nghe cảm giác tuyệt vời hơn. Với lỗ thông hơi này có thể được đặt ở trước hoặc sau loa.
Đối với loa sub có lỗ thông hơi được bố trí trong không gian hẹp, nhỏ thì lỗ thông hơi thường được đặt ở phía trước của loa.
4. Cách lắp đặt loa sub sao cho âm thanh hay nhất
Vị trí lắp đặt loa
Mục đích của loa sub để người nghe có thể có tiếng bass đầy đặn hơn, vì vậy bạn nên tìm vị trí sao cho âm bass của loa phù hợp và hài hòa với hệ thống âm thanh khác đặc biệt là bộ loa. Bạn nên đặt cách mặt đất khoảng 30cm đến 40cm bởi độ cao như vậy mới có thể phát huy được khả năng của loa.
Bạn nên đặt loa trầm không quá xa 2 loa trái phải. Với những loa sub có đường kính dưới 20cm thường được lựa chọn đặt gần loa chính với khoảng cách từ 0.9 – 1.2m có thể hoạt động hiệu quả nhất.
Nếu bạn đặt quá xa loa chính thì âm bass sẽ không phát huy hiệu quả dẫn đến âm thanh rời rạc và thiếu kết nối.
Khi tìm vị trí đặt loa sub, bạn nên vặn volume to để dễ dàng hơn trong việc tìm điểm nào cho âm bass lớn, nhưng các dải âm còn lại vẫn giàu chi tiết. Vì nếu việc lắp đặt không đúng có thể dẫn đến tiếng sẽ trở nên nặng nề và gượng gạo.
Hướng dẫn kết nối loa sub cho dàn âm thanh
Bước 1: Xây dựng sơ đồ lắp đặt
Trước khi lắp đặt, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất, nhằm đảm bảo không bị sai quy trình, gây nên thiệt hại về thiết bị. Bạn nên xem rằng có dùng phân tần của loa hay phân tần của receiver, bởi khi bạn dùng phân tần sẽ giúp kết hợp liền một dải tần số giữa loa sub và loa karaoke, một cách tốt nhất.
Bước 2: Nối dây loa
Trước khi kết nối bạn hãy đo chiều dài dây cần thiết từ receiver đến loa sub và nhớ để dư ra một đoạn làm trùng. Bởi nếu như bạn kết nối bằng line-level thì sẽ cần một dây tín hiệu Audio chuẩn với jack RCA ở mỗi đầu. Kết nối dây từ ngõ ra loa siêu trầm của receiver đến ngõ line-level của loa siêu trầm.
Ngoài ra, nếu bạn thích dùng Speaker-level thì phải dùng nhiều dây loa, nhất là khi sub nằm xa so với loa. Khi đó bạn cần chạy các dây từ kênh trái/phải của receiver đến sub và từ đó tới các loa.
Bước 3: Kết nối và tùy chỉnh
Sau khi lắp đặt sau, hãy bật hệ thống âm thanh và bắt đầu tùy chỉnh để nghe thử âm thanh xem đã ổn chưa, hoặc xem về vị trí đặt loa có hợp lý không, âm thanh có phủ đều không gian phòng hát không.
Tuy nhiên, nếu như nhà sản xuất có hướng dẫn gợi ý rằng bạn nên cài đặt trước thì hãy làm theo nhé. Cắm dây nguồn, đảm bảo volume trên receiver cho về nhỏ hết cỡ sau đó bật hệ thống và loa siêu trầm.
Cách cân chỉnh loa sub đúng cách cho âm thanh hay
Đối với dòng loa sub điện bạn dễ dàng thấy được nút chỉnh âm thanh ngay trên loa. Khi điều chỉnh loa sub sẽ được điều chỉnh trực tiếp ngay trên loa, chúng ta có thể hoàn toàn thực hiện trên từng nút có trên loa sub như sau:
Nút chỉnh âm lượng Volume
Nút Volume là nút được coi là dễ chỉnh nhất, bạn chỉ cần vặn âm lượng lớn hơn hoặc nhỏ đi sao cho âm trầm bạn nghe thấy nhỏ hơn so với tiếng nhạc. Bạn nên từ từ điều chỉnh sao cho âm nhạc nghe vừa với tai của bạn.
Tất nhiên nút volume chỉnh to nhỏ chỉ là một phần nhỏ đóng góp vào chất lượng âm thanh mà bạn đang nghe vì nó còn phụ thuộc vào chất lượng loa Sub của từng hãng và cách bạn làm chủ các chức năng của nó cũng như bạn dùng loa Sub cho mục đích hát karaoke, nghe nhạc hay xem phim cũng như cách nó phối hợp tổng thể toàn bộ dàn mà bạn đang sử dụng.
Nút cắt tần số LPF
Âm thanh mà bạn hay nghe được chính là tập hợp một dải âm thanh có tần số 20Hz đến 20kHz, phần âm của loa trầm sở hữu dải tần số thấp.
Nút LPF có chức năng cắt ghép tần số âm khoảng 30 – 150kHz. Phần âm của tần số LPF được sử dụng đề bù đắp những phần âm còn thiếu mà các cặp loa thể hiện không tốt, từ đó giúp bạn có những giải âm chất lượng.
Để điều chỉnh nút tần số LPF đầu tiên bạn nên đọc thông số của cặp loa chính trong dàn. Cụ thể, cặp loa của bạn có tần số âm trầm thấp khoảng 80Hz thì bạn nên điều chỉnh nút LPF từ từ đến tần số 80Hz theo chiều kim đồng hồ.
Nút điều chỉnh pha Phase
Nút Phase có chức năng điều chỉnh pha, khi điều chỉnh nút này bạn không còn lo lắng đến độ lệch pha khi sử dụng loa.
Thật tệ hại khi loa chính và loa sub cho ra âm thanh không cùng một nhịp, vì vậy bạn nên chỉnh pha từ 0 – 180 độ và hãy mở một bản nhạc có nhiều âm trầm nếu bạn nghe được nhiều tiếng bass trong bản nhạc đó là thành công.
Việc điều chỉnh pha Phase nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực chất cần có sự kiên nhẫn mới có thể tìm được đúng pha của hai loa.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu loa sub là gì, cũng như biết cách lắp đặt loa sub đúng cách. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé.