Tủ lạnh là thiết bị gia dụng vô cùng hữu ích và cần thiết trong mỗi gia đình, giúp làm lạnh và bảo quản thực phẩm tươi ngon. Sau một thời gian dài sử dụng, nếu không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ tủ lạnh sẽ nhanh chóng xuống cấp, thậm chí phát sinh hư hỏng. Trong bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách bảo dưỡng tủ lạnh gia đình để giúp thiết bị luôn sạch sẽ, thực phẩm luôn tươi ngon và giữ độ bền cao.
Tại sao chúng ta cần phải bảo dưỡng tủ lạnh?
Trong quá trình sử dụng, nếu không vệ sinh và bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ thì bụi bẩn hoặc cặn bẩn có thể dính vào bộ phận làm mát. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của máy, gây hao phí điện năng tiêu thụ, thậm chí là bị hư hỏng. Ngoài ra, tủ lạnh là nơi bảo quản các loại thực phẩm và đồ uống, vì vậy chúng sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và virus phát triển.
Từ đó, chúng ta có thể ăn phải những thực phẩm bị nhiễm bẩn từ tủ lạnh, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì vậy, người dùng cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và virus, bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Đồng thời giúp giữ cho bề mặt của tủ lạnh luôn sạch sẽ và tăng tuổi thọ của thiết bị.
Bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ giúp thiết bị luôn sạch sẽ, tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ (Nguồn: Internet)
>>> Có thể bạn cũng quan tâm : Trung tâm bảo hành tủ lạnh tại Hà Nội
Khi nào cần bảo dưỡng tủ lạnh?
Thông thường, bạn nên sắp xếp việc vệ sinh và bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ 1 - 2 lần/tháng. Tuy nhiên, nếu tủ lạnh gia đình bảo quản nhiều thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm có mùi hôi thì nên vệ sinh thường xuyên hơn 1 lần/tuần. Trong trường hợp bạn thấy tủ lạnh đóng tuyết, kêu to, chảy nước,... thì cách tốt nhất là liên hệ dịch vụ vệ sinh tủ lạnh chuyên nghiệp.
Lợi ích của việc bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ
Việc vệ sinh và bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ rất quan trọng, sẽ mang lại những lợi ích như sau:
- Giảm tối đa sự hư hỏng các bộ phận bên trong thiết bị.
- Hạn chế tình trạng hao tốn điện năng tiêu thụ, giúp giảm tối đa tiền điện phải trả hàng tháng.
- Duy trì độ lạnh ổn định, thực phẩm trong tủ lạnh được bảo quản tốt và tươi ngon hơn.
- Nhiệt độ bên ngoài tủ nóng ấm vừa, giảm độ rung và tiếng ồn.
Bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ giúp duy trì độ lạnh ổn định, thực phẩm trong tủ lạnh được bảo quản tốt hơn (Nguồn: Internet)
>>> Tham khảo :
- Tủ lạnh lấy nước ngoài là gì ? Hoạt động như thế nào?
- Tủ lạnh bị hút chặt cánh cửa khó mở phải làm sao ?
- Tủ lạnh kêu tít tít liên tục và cách sửa tại nhà
- Nên chọn mua tủ lạnh Inverter hay tủ lạnh thường
Hướng dẫn quy trình bảo dưỡng tủ lạnh đúng cách và hiệu quả
Dưới đây là quy trình bảo trì bảo dưỡng tủ lạnh đúng cách với 5 bước cơ bản gồm:
Vệ sinh bên trong tủ lạnh
Bên trong tủ lạnh chỉ để thực phẩm nên không có nhiều vấn đề cần bảo dưỡng, chủ yếu vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình. Cách vệ sinh bên trong tủ lạnh như sau:
- Bước 1: Hãy rút nguồn điện tủ lạnh để đảm bảo an toàn, sau đó lấy toàn bộ thực phẩm bên trong tủ ra và mở rộng các cánh cửa cho tuyết nhanh chóng tan.
- Bước 2: Tháo các khay đựng và ngăn kéo cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng rồi dùng khăn khô lau khô nước đọng.
- Bước 3: Gioăng cao su của tủ lạnh là nơi vi khuẩn, nấm mốc bám nhiều, vì thế bạn cần vệ sinh thật kỹ giúp làm sạch tối ưu. Nếu bạn thấy gioăng bị hở hoặc cũ, thì nên thay mới để đảm bảo giữ nhiệt tốt.
- Bước 4: Không nên dùng các chất tẩy rửa hóa học mạnh sẽ khiến tủ lạnh dễ hư hỏng, tạo ra mùi hôi gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Thay vào đó, bạn dùng dung dịch giấm và nước pha với tỉ lệ 1:1 rồi xịt vào bên trong tủ lạnh. Đợi khoảng 15 - 30 phút để loại bỏ bụi bẩn, khử mùi rồi dùng khăn ẩm lau sạch.
Vệ sinh sạch sẽ các khay đựng và ngăn kéo bên trong tủ lạnh (Nguồn: Internet)
Vệ sinh bên ngoài tủ lạnh
Để vệ sinh bên ngoài tủ lạnh, bạn hãy tiến hành theo các bước hướng dẫn sau:
- Trước tiên, sử dụng khăn mềm thấm nước hay dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau sạch bụi bẩn, mạng nhện bám trên thành tủ lạnh. Đồng thời cũng cần vệ sinh sạch sẽ các bộ như các miếng đệm cửa, vị trí gần block tủ, nhất là các khe hở, tay nắm cửa,....
- Tiếp đến, tháo nắp bảo vệ trước và sau rồi dùng máy hút bụi, chổi lông và khăn mềm để vệ sinh bộ trao đổi nhiệt, máy nén.
- Sau đó, hãy tiến hành tháo khay nước dưới bộ trao đổi nhiệt để vệ sinh.
- Cuối cùng, tháo nắp che ở mặt lưng bên trong các ngăn lạnh để kiểm tra dàn lạnh, quạt gió và điện trở nhiệt xả băng tuyết.
Vệ sinh tay nắm cửa, các miếng đệm cửa bên ngoài tủ lạnh (Nguồn: Internet)
Kiểm tra đường dây điện
Đặc biệt, bạn cần kiểm tra lại phích cắm, công tắc điện hay cầu chì có bị ngắt hoặc sự cố gì hay không. Đồng thời cũng kiểm tra xem đường dây điện cấp nguồn cho tủ lạnh có bị đứt hay hư hỏng do chuột cắn không. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra điện áp nguồn có bị sụt áp hay không và sử dụng một ổ cắm riêng biệt cho tủ lạnh.
Kiểm tra phích cắm, công tắc điện và đường dây điện của tủ lạnh (Nguồn: Internet)
Kiểm tra dàn nóng và dàn lạnh
Để có thể tiến hành kiểm tra, bạn hãy dùng bột xà phòng bôi vào dàn nóng và dàn lạnh rồi quan sát xem có chỗ nào bị khí thoát ra ngoài không. Nếu có thì cần báo ngay cho các trung tâm sửa tủ lạnh uy tín gần nhất để được thợ sửa chữa khắc phục sự cố kịp thời.
Kiểm tra dàn nóng của tủ lạnh (Nguồn: Internet)
Kiểm tra gas tủ lạnh
Trong quá trình sử dụng, nếu tủ lạnh bị hao hụt gas sẽ làm giảm khả năng làm lạnh của thiết bị. Do đó, bạn cần kiểm gas tủ lạnh bằng cách dùng vết loang dầu, bột xà phòng hoặc que diêm. Nếu thấy tủ lạnh có dấu hiệu thiếu gas thì nên liên hệ với trung tâm sửa chữa uy tín để được hỗ trợ và khắc phục sự cố.
Kiểm tra gas của tủ lạnh (Nguồn: Internet)
Hướng dẫn cách tối ưu chức năng hoạt động tốt cho tủ lạnh
Do nhu cầu hoạt động liên tục trong thời gian dài nên nhiều tủ lạnh gặp vấn đề phát ra tiếng ồn. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình, nhất là vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người. Với tình trạng này bạn có thể áp dụng phương pháp giảm tiếng ồn bằng cách điều chỉnh nhiệt độ lạnh nhất về nhiệt độ cao. Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, hãy mở cửa tủ lạnh ra rồi vặn nút điều chỉnh nhiệt độ lạnh nhất về nhiệt độ cao hơn và đóng cửa tủ lại. Khi đó máy làm lạnh sẽ ngừng hoạt động, trong thời gian yên tĩnh này người bình thường sẽ có thể đi sâu vào giấc ngủ.
Đặc biệt vào mùa hè, tủ lạnh làm việc nhiều nên nhiệt độ của tủ thường cao. Nếu bạn lắp đặt thêm bên ngoài vỏ bình gas một miếng tản nhiệt sẽ giúp nâng cao khả năng tản nhiệt của máy và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Bạn có thể tự chế linh kiện tản nhiệt cho tủ lạnh bằng cách sử dụng 2 miếng nhôm dày 1 - 3mm, chiều dài và chiều rộng bằng bình gas tủ lạnh. Dựa theo hình dáng bình gas uốn thành nửa hình tròn, dùng 2 ốc vít đường kính 4mm ép miếng nhôm đã uốn vào bên ngoài bình ga. Lưu ý, không nên vặn ốc vít quá chặt làm vỏ bình gas biến dạng.
Dấu hiệu tủ lạnh cần được bảo dưỡng ngay lập tức
Những dấu hiệu cho thấy tủ lạnh gia đình bạn cần phải bảo dưỡng ngay lập tức:
- Tủ lạnh lâu ngày không dùng và bây giờ có nhu cầu sử dụng lại.
- Tủ lạnh hoạt động trong thời gian và luôn trong tình trạng quá tải.
- Tủ lạnh đóng tuyết, làm lạnh kém, chạy có tiếng ồn lớn gây khó chịu.
- Công tắc điều khiển tủ lạnh bị hư hỏng.
Những lỗi thường gặp khi bảo dưỡng tủ lạnh
Sau một thời gian sử dụng, tủ lạnh thường gặp các lỗi phổ biến như:
- Tủ lạnh không lạnh, không đông đá.
- Tủ lạnh không chạy, bị chảy nước, đóng tuyết.
- Tủ lạnh bị hư lốc (block), board (bo mạch).
- Tủ lạnh bị mất nguồn, xì gas ở dàn lạnh, rò rỉ điện.
- Cửa tủ lạnh không khít và nhiều lỗi khác.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bạn biết cách vệ sinh, bảo dưỡng tủ lạnh nhanh chóng và hiệu quả tại nhà. Nếu thấy tủ lạnh gia đình gặp vấn đề thì hãy liên hệ ngay với trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ và xử lý kịp thời. Tránh tự ý sửa chữa tại nhà khiến lỗi bị nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị.